Hồi tháng 2 năm nay,ápđểngỏviệccửquânđếnUkrainethủtướngĐứcmuốnđiệnđàmvớiôkết quả bóng đá 7m cn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên đề cập tới khả năng đưa quân NATO đến Ukraine nhưng đã vấp phải sự phản đối đáng kể từ các nước thành viên khác trong liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu này.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Berliner Zeitung ngày 1/10, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Benjamin Haddad lưu ý, Tổng thống Macron vẫn giữ nguyên quan điểm trên. Ông Haddad nói thêm, các đồng minh phương Tây nên cân nhắc cụ thể đến các sứ mệnh trợ giúp huấn luyện binh sĩ cho Kiev.
Khi được hỏi liệu ông có lo ngại về khả năng leo thang xung đột hay không, lãnh đạo Bộ Các vấn đề châu Âu của Pháp đổ lỗi cho Nga ngăn chặn mọi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng bằng ngoại giao nếu kịch bản xấu xảy ra.
Ông Haddad khuyến nghị phương Tây nên “ngừng vạch ra các lằn ranh đỏ cho chính mình” trong ứng phó với Moscow. Quan chức này cũng ủng hộ việc cho phép quân Ukraine sử dụng các tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga.
Moscow hiện chưa lên tiếng bình luận về phát biểu mới của bộ trưởng Pháp. Tuy nhiên, hồi tháng 5, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từng cáo buộc quan điểm của Tổng thống Pháp Macron "rất nguy hiểm". Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo, việc điều động lực lượng phương Tây tới Ukraine có thể dẫn đến "xung đột nghiêm trọng ở châu Âu và một cuộc xung đột toàn cầu".
Thủ tướng Đức muốn điện đàm với ông Putin
Tờ Die Zeit trích dẫn nguồn tin Chính phủ Đức tiết lộ, Thủ tướng Olaf Scholz muốn có một cuộc trao đổi qua điện thoại với Tổng thống Nga Putin. Ông Scholz đã ủng hộ những nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine, bao gồm cả việc mời đại diện Moscow dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
Thủ tướng Đức hy vọng cuộc điện đàm sẽ diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil vào giữa tháng 11 tới. Song, ông Scholz lưu ý, Berlin chưa đưa ra đề nghị chính thức về một cuộc đối thoại như vậy.
Lần gần đây nhất hai nhà lãnh đạo Đức – Nga gọi điện cho nhau là vào tháng 12/2022. Theo ông Scholz, trước đó hai người từng trao đổi thường xuyên hơn.
Đức hiện là nước viện trợ quân sự lớn thứ 2 cho Ukraine sau Mỹ, lên tới hơn 10 tỷ Euro (11,19 tỷ USD) tính từ tháng 1/2022 – 6/2024, theo Viện Kinh tế thế giới Kiel. Tuy nhiên, các nguồn thạo tin nói, đề xuất ngân sách năm 2025 của Đức đang nhắm cắt giảm tới 50% viện trợ quân sự cho Kiev.