【nhận dinh bong da】Cổ phiếu Vietnam Airlines bị HoSE cắt margin do lợi nhuận âm

Cổ phiếu Vietnam Airlines bị HoSE cắt margin do lợi nhuận âm

Quỳnh Chi

Đây là lần đầu tiên HVN ghi nhận lợi nhuận âm trong nửa năm tài chính kể từ khi lên sàn vào năm 2016.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) mới đây đã bổ sung cổ phiếu HVN của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm bị âm.

Cùng với HVN,ổphiếuVietnamAirlinesbịHoSEcắtmargindolợinhuậnânhận dinh bong da cổ phiếu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) cũng bị loại khỏi danh sách được phép ký quỹ. Lý do được đưa ra trùng với HVN.

Là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 do các quốc gia áp dụng biện pháp cách ly và hạn chế đi lại, hãng hàng không quốc gia Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận kết quả kinh doanh sau 5 năm lên sàn, và cũng lần đầu tiên vào danh sách cảnh báo của sàn chứng khoán.

Cụ thể, HVN ghi nhận doanh thu tại báo cáo tài chính công khai mới nhất chỉ còn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 24.944 tỷ đồng. Vietnam Airlineslỗ ròng hơn 6.678 tỷ đồng, trong đó cổ đông công ty mẹ lỗ 6.559 tỷ đồng (trái ngược với lãi cùng kỳ năm ngoái là 1.412 tỷ đồng).

Năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19 đến nhu cầu đi lại và hoạt động vận tải hàng không, Vietnam Airlines đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 40.586 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ, đồng thời dự kiến lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lên đến 14.487 tỷ đồng.

Theo Vietnam Airlines, các chỉ tiêu dựa trên phương án được vay 12.000 tỷ đồng của Chính phủ thời hạn 3 năm và công ty chưa thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2020.

Trước đó, báo cáo kết quả kinh doanh soát xét của đơn vị này cũng đưa ý kiến của kiểm toán cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines. Cụ thể, công ty kiểm toán nhận định hoạt động liên tục của hãng sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, kiểm toán cũng lưu ý việc điều chỉnh hồi tố khoản chi phí phải trả lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh trên khoản mục chi phí tài chính. So với báo cáo tự lập, chi phí tài chính sau hồi tố giảm 170 tỷ đồng còn 1.374 tỷ đồng.