Cần thiết nâng cao chất lượng giống cây
Bước vào thế kỷ 21,ăngsuấtchấtlượngkinhtếlâmnghiệpcầnđượcđẩymạreal madrid nữ yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành nông nghiệp nước ta là nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả để có đủ năng lực cạnh tranh. Đáp ứng yêu cầu này, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp và tăng cường công tác quản lý cần được đẩy mạnh.
Đặc biệt đối với lĩnh vực giống cây lâm nghiệp, giống là yếu tố sinh học có tính quyết định trong năng suất và chất lượng sản phẩm, là tiền đề để phát huy các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến khác trong chu kỳ sản xuất. Sử dụng giống tốt là một biện pháp thâm canh mũi nhọn làm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả của trồng rừng, nhất là đối với trồng rừng sản xuất.
Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng giống cây là nền tảng tăng năng suất lâm nghiệp
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất hiện nay do nhận thức của người sử dụng giống còn hạn chế, cơ chế chính sách của nhà nước đối với phát triển rừng còn nhiều bất cập, thiếu quy hoạch, kế hoạch về giống, công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến trình trạng một khối lượng hạt giống, cây con chưa được cải thiện, không rõ nguồn gốc, năng suất chất lượng thấp vẫn được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong trồng rừng ảnh hưởng lớn tới năng suất chất lượng rừng trồng.
Phát triển lâm nghiệp dựa vào rừng trồng kinh tế
Tại Hòa Bình, những năm qua, thực hiện xã hội hóa nghề rừng, ngành lâm nghiệp đã đầu tư tập trung, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, trong đó, chú trọng đầu tư phát triển rừng kinh tế, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo chủ trương của Chính phủ. Nhiều tiến bộ KH -KT, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học được áp dụng thành công như: Nhân giống cây bằng dâm hom, tuyển chọn hạt, ghép, nuôi cấy mô...
Cần phát triển rừng trồng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 33 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ quy mô vừa và nhỏ, một số cơ sở do tư nhân tự bỏ vốn đầu tư. Trong đó, 2 dự án xây dựng là Nhà máy MDF Vinafor - Tân An, công suất thiết kế 54.000 m3 ván MDF và 20.000 m3 ván ghép thanh /năm, Nhà máy MDF Phú Thành, huyện Lạc Thủy, công suất thiết kế 40.000 m3 ván MDF /năm là điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng nguyên liệu, gắn trồng rừng với khai thác - chế biến.
Ngành lâm nghiệp đã xây dựng xong dự án giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2013-2017 với mục tiêu áp dụng các nguyên lý di truyền học và các phương pháp chọn giống để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng kinh tế. Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết bài toán: chọn được loài cây mọc nhanh, chu kỳ sản xuất ngắn, có khả năng chống sâu bệnh hại, thích ứng tốt với điều kiện sống; năng suất, sản lượng gỗ trên đơn vị diện tích lớn với phẩm chất tốt đóng góp đáng kể trong triển khai thực hiện thành công Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020 và các năm sau.
Thái Hà (T/h)
Kensington: Thiết bị di động giúp tăng năng suất lao động