Ngoại Hạng Anh

【bd kq truc tuyen】Thủ tướng: Niềm tin của người dân được nhân lên rất nhiều

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ cùng với các ĐB tỉnh Thái Bình, Bình Định, TP. bd kq truc tuyen

thu tuong niem tin cua nguoi dan duoc nhan len rat nhieu

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ cùng với các ĐB tỉnh Thái Bình,ủtướngNiềmtincủangườidânđượcnhânlênrấtnhiềbd kq truc tuyen Bình Định, TP. Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (Đoàn ĐBQH Hải Phòng)

Đất nước ta đang chuyển mình, niềm tin của người dân, của toàn hệ thống chính trị, trong Đảng được nhân lên rất nhiều, đó là nguồn lực mạnh mẽ để chúng ta xây dựng đất nước. Có thể nói, hệ thống của chúng ta, trên dưới một lòng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Sức mạnh dân tộc được thể hiện rõ nét thông qua những sự kiện lớn của đất nước… Chúng ta đã chuyển từ thế bị động sang chủ động tốt hơn rất nhiều.

Ví dụ về nợ công, theo báo cáo đánh giá trình Quốc hội, nợ công đến cuối nhiệm kỳ XIII ở mức 64,8-65%/GDP. Hiện nay, do quy mô nền kinh tế tăng lên nên nợ công còn trên 61%, bảo đảm nền kinh tế an toàn do GDP đạt trên 5 triệu tỷ đồng. Dự kiến quy mô GDP sẽ đạt trên 7 triệu tỷ đồng, với tăng trưởng 6,7% và hơn thế nữa thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều. Quy mô nền kinh tế của chúng ta từ vị trí 48 của thế giới thì nay đã đứng ở vị trí 40.

Về vấn đề dự trữ quốc gia, vấn đề năng lượng, đến nay, vào mùa hè chúng ta không còn lo lắng vì thiếu điện, dầu khí của chúng ta cũng tăng ở mức tốt. Còn ngoại hối, cuối nhiệm kỳ, chúng ta chỉ có khoảng 28 tỷ USD dự trữ, đây cũng là mức cao, nhưng hai năm rưỡi vừa qua, dự trữ ngoại hối đã tăng lên gần 64 tỷ USD, tỉ giá ổn định hơn và lạm phát được giữ vững.

Chỉ số cạnh tranh quốc gia, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc trong thời gian qua, từ trung bình lên tích cực. Do vậy, Việt Nam là nước ở xa nhóm các nước G20, nhưng vừa qua Việt Nam đã được mời dự cuộc họp của nhóm G7, đây là một thắng lợi của Việt Nam.

Chúng ta phải quan tâm đến các vấn đề xã hội, các tầng lớp kinh doanh hơn nữa, nhất là khu vực nông thôn. 42% lao động sống ở nông thôn nhưng giá trị trong nông nghiệp nông thôn đóng góp cho GDP chỉ 18%. Do vậy, chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao năng suất chúng ta thấp. Do vậy, cần phải quan tâm nhiều hơn nữa tới nông nghiệp, nông thôn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (Đoàn ĐBQHSơn La)

Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 là 6,24%; năm 2013 là 5,4%; năm 2014 là 5,9%; năm 2015 là 6,68%; năm 2016 là 6,21 và năm 2017 là 6,81%. Điều này thể hiện hiệu quả của sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành, các cấp. Quốc hội đánh giá cao rất cao vai trò của Chính phủ, đặc biệt là của ngành Tài chính.

Trong lĩnh vực Tài chính, năm 2016-2017, các khoản nợ thuế, nợ đọng được truy thu với thái độ kiên quyết là cách làm đi thẳng vào những tồn tại, yếu kém để mang lại hiệu quả. Cùng với đó là nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của các DN thông qua tháo gỡ các cơ chế chính sách, công khai minh bạch gắn với cải cách hành chính; tạo niềm tin với bạn bè quốc tế.

Có thể nói, sự phát triển của KT-XH năm 2017 đã khẳng định vị thế của Việt Nam.

ĐB Bùi Thanh Tùng (Đoàn ĐBQHHải Phòng)

Năm 2017, KT-XH Việt Nam đạt được những thành tích rất vang dội so với những năm trước. Các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đã chứng minh được hiệu quả của Chính phủ kiến tạo và hành động, được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ.

Để chứng minh đánh giá này, chúng ta cần nhìn vào những số liệu cụ thể để phân tích. Trước tiên, về số chỉ tiêu vượt kế hoạch, nền kinh tế có mức tăng trưởng đột phá ấn tượng, cao nhất từ năm 2011 đến nay. Lạm phát thấp hơn kế hoạch được phê duyệt trong Nghị quyết. Tăng trưởng được đồng đều, khởi sắc ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp, hiện đại hóa. XNK đạt kỷ lục mới, với xuất siêu 1,4%. Ngoài ra, tín dụng tăng trưởng khá, thu NSNN vượt dự toán, bội chi thấp,...đều là những thành tựu đáng kể, thể hiện nỗ lực của Chính phủ và các cấp, các ngành.

Năm 2017 cũng là năm “điểm đến” của DN nước ngoài; phong trào khởi nghiệp do Chính phủ phát động cũng đạt được kết quả rất ấn tượng với hàng trăm nghìn DN thành lập mới. Hoạt động đối thoại DN của các cơ quan quản lý, Thủ tướng Chính phủ,... được tăng cường tổ chức, kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội; các giải pháp tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được triển khai tích cực. Công tác an sinh xã hội được quan tâm nhất là hỗ trợ nhân dân vùng thiên tai, xâm nhập mặn, chính sách cho người có công,...

Những ví dụ này có thể khẳng định năm 2017 là một năm thành công trong phát triển KT-XH của Việt Nam cũng như trong công tác chỉ đạo của Chính phủ.

Sang năm 2018, xu thế phát triển này càng được khẳng định với những con số khởi sắc. Tăng trưởng GDP cao hơn 2017 và những năm gần đây; cung cầu đều tăng, cán cân thương mại có thặng dư; dự trữ ngoại tệ ở mức cao,...

Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2018, Chính phủ đã triển khai các biện pháp tiếp tục giảm bớt thủ tục hành chính, phấn đấu giảm tới 50% điều kiện kinh doanh ở nhiều ngành. Đây là một tín hiệu tốt cần được duy trì để hỗ trợ DN, qua đó góp phần vào sự phát triển của KT-XH cả năm.

ĐB Nguyễn Hạnh Phúc (Đoàn ĐBQHThái Bình)

Nhắc đến năm 2017 là phải nhắc đến phong trào khởi nghiệp sôi động, tạo ra khí thế cho sự phát triển chung. Sự quan tâm tháo gỡ kịp thời của Chính phủ được thể hiện rất rõ nét, không chỉ quan tâm đến hoạt động của DN mà còn quan tâm đến người lao động của DN. Thủ tướng Chính phủ thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với người lao động giúp họ yên tâm làm việc, góp phần tạo ra sự phát triẻn bền vững của DN.

Cùng với đó, sự chú tâm của Chính phủ tới nông nghiệp trong năm qua cũng tốt, nhất là với những người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, xâm nhập mặn,...

Đặc biệt, công tác đối ngoại năm 2017 đã giúp Việt Nam khẳng định thêm vị thế trên trường quốc tế, tạo ra thiện cảm với các bạn bè thế giới, các đối tác chiến lược, thông qua việc tổ chức thành công Năm APEC và Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương,... Một kết quả đáng mừng có thể thấy rõ là tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ tham gia hội nghị G7. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định vị thế của chúng ta.

ĐB Lê Kim Toàn (Đoàn ĐBQHBình Định)

Tâm trạng chủ đạo của chúng tôi khi theo dõi báo cáo của Chính phủ về phát triển KT-XH năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 là rất phấn khởi. Nhớ lại thời điểm bàn Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 và kỳ họp cuối 2016, nhiều ĐB bày tỏ lo lắng trước mục tiêu tăng trưởng 6,7%, có người đề nghị xem xét, giảm bớt 0,2-0,3% nhưng Chính phủ vẫn kiên trì đề nghị và Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua. Kỳ họp giữa năm 2017, nhiều ý kiến cũng dự báo khó có khả năng đạt được chỉ tiêu này vì khi đó, con số đạt được khá thấp. Nhưng thực tế cho thấy, Chính phủ thậm chí đã vượt qua mục tiêu với mức tăng 6,81%. Mức tăng trưởng chung cộng với nhiều chỉ tiêu thành phần đạt tốt như công nghiệp, như xuất siêu,...là sức mạnh tổng hợp để đảm bảo sự phát triển.

Quý I/2018, mức tăng trưởng còn ngoạn mục hơn nữa với con số 7,38% - cao nhất 10 năm qua. Giai đoạn Quốc hội khóa XI, sau 10 năm cương lĩnh 1991, sau 6 năm Mỹ bỏ cấm vận, cộng với năm 2004 chúng ta gia nhập WTO tạo không khí phát triển rất mạnh, trong 10 năm liền tăng trưởng đều trên 7%. Đến năm 2007, Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, suy thoái kinh tế thế giới làm tăng trưởng sụt xuống. Nhưng đến nay, sau 10 năm, ta đã quay trở lại con số 7%, mặc dù mới là mức tăng trưởng của quý 1, song có thể nói đây là một quá trình và mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu đảm bảo kinh tế vĩ mô chúng ta đặt ra đã thực hiện được. Nhìn lại các mốc thời gian để thấy rõ hơn sự thành công của kinh tế nước ta trong 2017-2018.

ĐB Bùi Văn Phương (Đoàn ĐBQHNinh Bình)

Tăng trưởng 6,81% là kết quả nổi bật ghi nhận quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Chính phủ có thành lập tổ công tác, có làm việc với các bộ, ngành, địa phương để xem các nhiệm vụ được giao thực hiện đến đâu, đã khắc phục tình trạng chỉ đạo chung chung, nói “lời hoa mỹ”, thay vào đó là những chỉ đạo “rõ việc, rõ người, rõ thời gian hoàn thành” gắn với trách nhiệm cụ thể.

Những tháng đầu năm 2018, ưu điểm nổi lên là Chính phủ vẫn tiếp đà của năm 2017, chỉ đạo toàn diện và đồng bộ theo tinh thần nền tảng năm 2017, hi vọng với tinh thần này, tương lai 2018 chắc chắn sẽ đạt được chỉ tiêu đề ra.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap