发布时间:2025-01-25 16:37:00 来源:88Point 作者:World Cup
Tuy nhiên,ăngtrưởngkinhtếnămThuậnlợinhưngkhôngchủathletic bilbao vs osasuna các đại biểu Quốc hội cũng lưu ý không thể chủ quan trước những diễn biến của thị trường thế giới và phải có kịch bản ứng phó.
Đạt và vượt 12 chỉ tiêu chủ yếu
Theo Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 và tình hình những tháng đầu năm 2019, do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày tại Quốc hội ngày 20/5, năm 2018, chúng ta đã đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% (đã báo cáo trên 6,7%), cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2% (đã báo cáo 11,2%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD và xuất siêu 6,8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Thu NSNN vượt 8% so với dự toán (đã báo cáo vượt 3%); bội chi 3,46% GDP (đã báo cáo 3,67%); nợ công ở mức 58,4% GDP (đã báo cáo 61,4%).
4 tháng đầu năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua. GDP quý I đạt 6,79%. Tổng thu NSNN 4 tháng tăng 13,9%, đạt 36,7% dự toán năm.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Kinh tế (UBKT) cơ bản nhất trí với các kết quả đạt được thời gian qua. Đồng thời, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị đánh giá cụ thể hơn một số vấn đề như nguyên nhân khách quan, chủ quan kết quả đạt được năm 2018, tiếp tục đánh giá đầy đủ thực trạng, nguyên nhân chủ quan của 11 nhóm vấn đề hạn chế chủ yếu, nhất là vấn đề mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công…
Tăng trưởng GDP có thể vượt mục tiêu
Về năm 2019, UBKT đề nghị Chính phủ quan tâm thêm một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như giảm bớt thủ tục hành chính một cách thực chất, mạnh mẽ hơn, khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, kiểm soát chuyển giá, trốn thuế đối với DN… Đồng thời, tăng cường sự chủ động và phối hợp của các bộ, ngành và địa phương trong xử lý nợ xấu. Triển khai quyết liệt, đồng bộ để xử lý tình trạng "tín dụng đen", trong đó sớm hoàn thiện chế tài xử phạt, chú trọng các giải pháp phát triển nền tài chính toàn diện…
Theo đánh giá của Chính phủ, với mức tăng trưởng quý I nêu trên, nếu các quý còn lại đều đạt mục tiêu kịch bản đề ra, dự kiến tăng trưởng GDP cả năm 2019 ở mức 6,78%. Như vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 ở mức 6,8%, trong những tháng tới các bộ, ngành và địa phương phải hết sức nỗ lực, cố gắng, tập trung thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu thực hiện không thấp hơn mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, Chính phủ cũng dự báo, nếu bối cảnh thuận lợi, nhất là việc đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm đạt mức cao (trên 7,2%) thì tăng trưởng GDP cả năm có khả năng vượt mục tiêu đề ra, đạt mức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn so với năm 2018 (7,08%)./.
* Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM):
Cơ cấu khá thành công thị trường tài chính
Báo cáo của Chính phủ cho thấy những kết quả năm 2018 rất khả quan khi đã đạt và vượt kế hoạch 12 chỉ tiêu, kinh tế tăng trưởng cao nhất từ năm 2008 đến nay. Một điểm sáng của năm qua là chúng ta đã cơ cấu khá thành công thị trường tài chính. Vai trò của thị trường vốn được nâng cao, việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng tăng, giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng.
Kể từ khi bắt đầu tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cơ cấu thị trường tài chính đến nay, mức vốn hoá thị trường đã tăng từ 30% lên hơn 70% GDP. Đây là một kết quả đáng ghi nhận. Vừa qua, nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế cũng đã nâng mức xếp hạng của thị trường Việt Nam. Thời gian tới, với việc sửa đổi Luật Chứng khoán thì tôi tin rằng, việc huy động vốn trên TTCK sẽ tiếp tục gia tăng, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.
* Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội):
Không quá lo ngại về việc hoàn thành mục tiêu của năm 2019
Báo cáo về tình hình KTXH nêu khá rõ nét những kết quả nổi trội của năm 2018 và những thành quả tiếp nối trong quý I/2019. Với những kết quả đạt được này của năm 2018 cũng như tiền đề của quý I/2019, tôi cho rằng việc đạt những mục tiêu đặt ra của năm 2019 cũng không có quá nhiều vấn đề cần lo ngại.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không chủ quan trước những kết quả đạt được. Báo cáo của Chính phủ và nhất là báo cáo của UBKT đã chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại, cần tập trung khắc phục. Đó là những động lực tăng trưởng mang tính chất dài hạn của chúng ta liệu có ổn định, bền vững hay không? Chúng ta phải tạo ra sự “bứt phá” thế nào để không chỉ hoàn thành mục tiêu của năm 2019 mà còn phải đạt mục tiêu của cả giai đoạn 5 năm nhiệm kỳ này, theo hướng không chỉ đạt về số lượng tăng trưởng mà còn phải có sự thay đổi về chất và tạo ra đà tăng trưởng “bứt phá” cho mục tiêu đến năm 2030. Đây là những vấn đề chúng ta cần bàn sâu trong phiên thảo luận của Quốc hội sắp tới.
* Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng):
Thận trọng cả với những cơ hội, lợi ích
Qua báo cáo của Chính phủ, chúng ta thấy tình hình KTXH và NSNN đều có những kết quả tích cực, thay đổi khá lớn so với những kết quả đã báo cáo tại Kỳ họp thứ 6 cuối năm 2018. Đây là những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan khi tình hình đang diễn biến hết sức phức tạp. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, gây áp lực lớn với kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam; khí hậu đang thay đổi không thuận lợi; tình hình xuất nhập khẩu cũng có những khó khăn nhất định… đó là những việc chúng ta phải cân nhắc.
Mặc dù chúng ta đã nói đến những thuận lợi, cơ hội mới, nhưng những cơ hội đó không được tận dụng tốt thì sẽ biến thành những khó khăn khó lường. Chẳng hạn, đã có nhiều ý kiến đề cập đến dòng vốn chuyển dịch từ Trung Quốc vào Việt Nam. Điều đó không hẳn hoàn toàn thuận lợi mà nó ẩn chứa những bất ổn, chúng ta phải lường trước để có những kịch bản ứng phó. Hay chúng ta vừa phê chuẩn CPTPP, còn rất nhiều việc phải làm. Nếu không thực hiện nhanh, kịp thời, chính xác thì chính chúng ta sẽ ở thế bất lợi thay vì hưởng lợi. Do đó, Chính phủ, bằng điều hành của mình, phải hết sức quyết liệt thì chúng ta mới có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.
Hoàng Yến (thực hiện)
相关文章
随便看看