Trao đổi với VietNamNet,ảnphụmắbảng xếp hạng thuỵ điển bác sĩ Trần Văn Kiên, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, sản phụ Lò Thị K. (33 tuổi, người Điện Biên) sẽ xuất viện hôm nay. Đây là bệnh nhân Covid-19 từng suy hô hấp nặng, hôn mê.
Chị K. hiện tự thở khí phòng, tự sinh hoạt cá nhân, ăn uống mà không cần hỗ trợ. Bệnh nhân đã có đủ 3 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2.
Sản phụ Lò Thị K. vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 19/5, trong tình trạng khó thở. Vợ chồng chị lấy nhau 11 năm nhưng hiếm muộn, sau nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm mới có tin vui. Không may, chị K. nhiễm Covid-19 thời điểm đang bầu 35 tuần.
Khi vào viện, bệnh nhân được cho thở oxy, sau đó thở oxy mask, sử dụng thuốc trưởng thành phổi. Tuy nhiên, tình trạng suy hô hấp tiến triển rất nhanh, phổi tổn thương nặng, các bác sĩ phải lập tức hội chẩn, chỉ định mổ cấp cứu để giữ an toàn cho cả mẹ và con. Ca phẫu thuật lấy thai diễn ra đêm 21//5.
Bác sĩ Kiên cho hay, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân K. cũng được tiến hành đặt ống thở máy. Em bé sau đó chào đời khỏe mạnh, được đón về Khoa Nhi; còn sản phụ hôn mê, chuyển về Khoa Hồi sức tích cực.
Các bác sĩ đặt nội khí quản cho người bệnh trong ca mổ lấy thai - Ảnh: Đ.Thanh |
Bé gái chào đời khỏe mạnh, nặng 2,6kg được chuyển về Khoa Nhi chăm sóc - Ảnh: Đ.Thanh |
Những giờ đầu đời, trẻ được điều dưỡng Khoa Nhi vắt sữa cho uống. Sau đó 1 ngày, cô ruột của bé đã tới bệnh viện để chăm sóc. Ở lại viện một thời gian, em bé và người cô chuyển về một khu cách ly tập trung tại Bắc Ninh để tiếp tục theo dõi trước khi về nhà. Bé có đủ số lần xét nghiệm âm tính khi rời bệnh viện.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, sản phụ K. tiếp tục thở máy, đồng thời được can thiệp lọc máu, cho thở theo chế độ phổi nghỉ. Do tổn thương phổi có bội nhiễm vi khuẩn, việc chăm sóc hô hấp cho người bệnh kéo dài hơn các trường hợp thở máy thông thường.
“Sau khoảng 2 tuần, tiên lượng cai máy thở vẫn rất khó khăn do tình trạng bội nhiễm. Chúng tôi quyết định thực hiện mở khí quản cho bệnh nhân để chăm sóc hô hấp dễ dàng hơn. Kết quả, bệnh nhân bỏ được ống nội khí quản sau đó 1 tuần, phải thở máy khoảng 3 tuần”, bác sĩ Kiên thông tin.
Giải thích về lý do sản phụ không mắc bệnh nền nhưng vẫn diễn tiến rất nặng, nam bác sĩ phân tích, chủng mới của virus SARS-CoV-2 làm suy giảm miễn dịch rất nhanh, số lượng tế bào miễn dịch thấp, dễ gây bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, bản thân cơ địa bầu là yếu tố gây suy giảm miễn dịch, khiến tình trạng bệnh nặng lên.
Sau xuất viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục cách ly tại nhà và lấy mẫu theo quy định. Bác sĩ Kiên cho biết, về nguyên tắc, bệnh nhân chưa được gặp con cho tới khi kết thúc thời gian cách ly. Trong vòng 1 tháng đầu từ khi ra viện, người mẹ cũng được khuyến cáo không nên cho trẻ bú sữa vì thời gian điều trị đã sử dụng khá nhiều thuốc kháng sinh.
Nguyễn Liên
Những giọt sữa đầu tiên nuôi lớn bé là từ các nữ điều dưỡng Khoa Nhi, những người cũng đang bỏ lại con chỉ mới 6,7 tháng tuổi để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.