JICA cung cấp thiết bị bảo quản vắc xin Covid-19 cho Việt Nam | |
Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 tiếp nhận thêm gần 58 tỷ đồng và hơn 1 triệu USD | |
Bộ Y tế phế duyệt vắc xin "COVID-19 Vắc xin Janssen" lưu hành tại Việt Nam | |
Ưu tiên vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca | |
Đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm vắc xin phòng Covid-19 |
Ngày 21/7,àsoátngayđiềukiệntiếpnhậnbảoquảnvắcxinphòtỷ số tot hôm nay trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, để sẵn sàng tiếp nhận vắc xin từ Bộ Y tế và triển khai tiêm chủng cho nhân dân thủ đô trong năm 2021, TP đã chủ động xây dựng phương án, kịch bản nhằm triển khai sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất ngay khi được phân bổ.
Trước mắt, mục tiêu của TP phải xây dựng phương án sẵn sàng triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm năng lực tiêm 200.000 mũi tiêm/ngày. Theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT, để tiêm được 200.000 mũi tiêm/ngày, TP cần ít nhất 1.000 dây chuyền tiêm. Để dự phòng trong trường hợp có dây chuyền tiêm chủng không hoạt động được vì các lý do khác nhau, Hà Nội cần chuẩn bị 1.200 dây chuyền tiêm. Hiện tại, TP sẵn có và bố trí thêm trước mắt được 704 dây chuyền tiêm; nên cần bổ sung thêm 496 dây chuyền tiêm mới.
TP Hà Nội sẽ huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để thực hiện nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Internet. |
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu ngành y tế Hà Nội khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, vật tư y tế, con người để thiết lập đủ số dây chuyền tiêm còn lại. 1.200 dây chuyền phải thật đồng bộ, đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Y tế; xây dựng kịch bản tổ chức tiêm một cách chi tiết, khoa học, bài bản gắn với cơ chế vận hành đồng bộ, thống nhất, thông suốt; triển khai tập huấn, huấn luyện và diễn tập các phương án tiêm chủng.
Phương án chuẩn bị của TP tối đa là 200.000 mũi tiêm/ngày, quá trình thực hiện ngành y tế phải phấn đấu đạt mức cao về số lượng, nhưng không chạy theo số lượng mà phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu chất lượng và quy trình do Bộ Y tế hướng dẫn.
Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội có nhiệm vụ chủ trì phối hợp rà soát ngay điều kiện tiếp nhận, bảo quản vắc xin phòng Covid-19 với số lượng lớn (từ 1 triệu liều trở lên). Hiện tại, khả năng tiếp nhận tối đa của TP trong cùng một thời điểm khoảng 1,3 triệu liều vắc xin theo quy cách đóng gói của vắc xin Astra Zeneca.
Do đó, Sở phải tính toán năng lực tiếp nhận tương ứng với các chủng loại vắc xin khác nhau, bao gồm cả những vắc xin đòi hỏi điều kiện bảo quản phức tạp như Pfizer (bảo quản nhiệt độ -740C); lên phương án vận chuyển, phân phối vắc xin cho các điểm tiêm bảo đảm an toàn, chất lượng, kịp thời.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết, TP sẽ huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để thực hiện nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Sở Y tế cần có kịch bản điều phối bảo đảm sự cơ động, phù hợp với các điểm tiêm chủng theo từng khu vực sẵn sàng đáp ứng trong bất kỳ tình huống sự cố tiêm chủng nào.