Đề án Đổi mới Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Trung ương sắp tới có nhiều điểm mới trong khâu tuyển sinh.
TheôngbỏthiĐkqbd hang 3 anho đó, sẽ đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng kiểm tra năng lực học sinh, thiết thực, hiệu quả, tin cậy, sử dụng được kết quả công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ cho tuyển sinh của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học;
Có thể không thi ĐH theo hình thức 3 chung mà giao quyền cho các trường xét tuyển
Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp đối với giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề trên cơ sở đánh giá năng lực thực hiện, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc đại diện sử dụng lao động;
Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học theo hướng kết hợp kết quả giáo dục phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo; đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng đánh giá năng lực phân tích, phê phán, sáng tạo, giải quyết vấn đề và thái độ nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, năng lực thích nghi với môi trường làm việc.
Trao đổi vớiChất lượng Việt Nam,một cán bộ cấp Vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, với phương án này, không phải là bỏ kỳ thi ĐH. Mà thực chất là tổ chức kỳ thi theo cách thức mới, giao quyền tự chủ cho các trường, vì các trường sẽ hiểu rõ hơn yêu cầu của ngành mà mình đào tạo là gì...
Ví dụ, với ngành Công nghệ thông tin, chỉ cần chứng chỉ tốt nghiệp (thỏa mãn điều kiện "giáo dục toàn diện") và đạt điểm đỗ ở môn chuyên ngành là Toán (thỏa mãn điều kiện "vừa hồng vừa chuyên").
Hiện nay, nhu cầu vào đại học vẫn lớn hơn chỉ tiêu của các trường công lập, nên chắc chắn vẫn phải duy trì thi ĐH, nhưng vấn đề của Bộ và các trường là phải xây dựng được những hình thức thi linh hoạt, chọn được các em có tố chất phù hợp nhất với chuyên ngành đào tạo.
Mặt khác, tùy thuộc vào các chuyên ngành mà các trường có thể rút ngắn thời gian đào tạo bậc ĐH hoặc kéo dài.
Nhật Minh