Xin Bộ trưởng cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản có thể kỳ vọng gì về cơ hội kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư vào Việt Nam?ộtrưởngĐinhTiếnDũngCamkếtnhiềuchínhsáchđểthuhútnhàđầutưNhậtBảkèo c1 hôm nay
Theo Ngân hàng thế giới, xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh năm 2016-2017 của Việt Nam tăng 9 bậc (từ 91/189 lên 82/190 quốc gia). Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF xếp hạng sức cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 2017 là 60/138 quốc gia.
Giữa tháng 5/2017, Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” lên mức “tích cực”. Việt Nam luôn có sự ổn định về chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô; thể chế luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam không ngừng được cải thiện, từng bước phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm hoạt động lâu dài và phát triển.
Chính phủ Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực môi trường kinh doanh của các nước OECD, giảm bất trắc về môi trường vĩ mô và chính sách, tăng khả năng đoán định, thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình với cộng đồng kinh doanh. Tiếp tục xây dựng, kiến tạo các yếu tố để tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế (như cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống tài chính, cải cách giáo dục, cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực). Cam kết cải cách thể chế theo hướng cởi mở và thân thiện để trao cơ hội tham gia và đóng góp của mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, vào tăng trưởng kinh tế.
Với môi trường kinh doanh thuận lợi, Chính phủ Việt Nam kỳ vọng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực: Phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia, dự án PPP; môi trường; năng lượng, năng lượng tái tạo; công nghiệp chế tạo; nông nghiệp chất lượng cao - hiệu quả; tài chính - ngân hàng và tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Đối với việc tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi khuyến khích hoạt động mua bán và sáp nhật (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực, như: Vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng... Đây là cơ hội lớn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển.
Đặc biệt, chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư Nhật Bản tích cực tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nhiều chính sách phát triển thị trường, thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 phát triển mạnh mẽ. Chỉ số VN Index đạt đỉnh cao mới trong 9 năm qua. TTCK tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài với nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất trong 6 năm qua. Tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2017, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9.300 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng 14.400 tỷ đồng trái phiếu.
Xin Bộ trưởng cho biết quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay và dự kiến nới lỏng các quy định trong tương lai?
Năm 2014, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua rất nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi), tạo ra sự thông thoáng, minh bạch trong đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế, được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng tình, đánh giá cao. Trong đó, Luật Đầu tư 2014 đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản và bảo đảm hiệu quả. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng gồm:
Một là,Luật đã đơn giản hoá hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây.
Hai là,cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh.
Ba là,Luật cũng đã làm rõ địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm cơ sở áp dụng thống nhất điều kiện và thủ tục đầu tư đối với các doanh nghiệp này theo hướng chỉ các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% hoặc doanh nghiệp có các doanh nghiệp nêu trên nắm giữ trên 51% mới phải áp dụng điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài. Những trường hợp còn lại, doanh nghiệp áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như nhà đầu tư trong nước.
Bốn là, Luật cũng đã phân định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán trong hoạt động mua cổ phần, quy định chi tiết các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài và làm rõ điều kiện phải tuân thủ của nhà đầu tư nước ngoài.
Với hệ thống pháp lý đồng bộ trong lĩnh vực chứng khoán, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, thu hút mở rộng các định chế đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường vốn. Cụ thể: Ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP theo hướng gỡ bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cho phép nhà đầu tư được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp; sửa đổi các quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán
(TTCK) Việt Nam; ban hành hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK nhằm khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin bằng tiếng Anh và yêu cầu các Sở, Trung tâm Lưu ký thực hiện công bố thông tin bằng tiếng Anh để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Cùng với đó, Việt Nam đã hoàn thiện khung khổ pháp lý quy định về các định chế đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK theo thông lệ quốc tế như: quỹ đóng, quỹ mở, quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán (quỹ dạng pháp nhân), quỹ đầu tư bất động sản và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) được hình thành và hoạt động trên TTCK; khung pháp lý cho TTCK phái sinh cũng đã được ban hành đầy đủ. Ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Xin Bộ trưởng cho biết Việt Nam có các chính sách cụ thể nào để khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư?
Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút hiệu quả hơn mọi nguồn lực, mọi ý tưởng sáng tạo góp phần phát triển kinh tế.
Sau gần 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản chúng ta đã phát triển mạnh mẽ và đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
Là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, đầu tư tài chính và nhiều lĩnh vực khác, Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dần động lực tăng trưởng kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến và lao động chất lượng cao.
Nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó bền chặt, Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 1 và chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua. Việt Nam cam kết mạnh mẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Trên thị trường tài chính hiện nay, đã có các tập đoàn tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán Nhật Bản tham gia đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển. Để khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật Bản, trong thời gian tới, bên cạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp, các giải pháp sẽ được tập trung nghiên cứu và triển khai trong thời gian tới bao gồm: tiếp tục tháo gỡ các rào cản, tăng cường cải cách trong cơ chế cổ phần hóa, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các DNNN; đẩy nhanh việc niêm yết các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có quy mô lớn trên TTCK và giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước để tăng hàng hóa có chất lượng cho TTCK, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; hiện đại hóa công nghệ thông tin về hệ thống đấu thầu, đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết trái phiếu từ T+2 vào năm 2016 xuống còn T+1 vào năm 2025 nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu; cải cách thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán,...
Xin cảm ơn Bộ trưởng!