【cá cược cúp c1】Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước

Báo Cà Mau(CMO) Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, từ đó giúp công tác chỉ đạo và điều hành của các cấp lãnh đạo kịp thời và hiệu quả, xử lý công việc nhanh chóng, giảm chi phí hoạt động hành chính; Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Công khai thông tin, kết quả giải quyết tthc qua môi trường mạng

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau Trần Quốc Chính cho biết, cải cách hành chính từng bước đạt hiệu quả thiết thực, hợp lý hoá, cải tiến và minh bạch các quy trình công việc, TTHC trong cơ quan Nhà nước được số hoá, luân chuyển trên môi trường mạng, tạo tiền đề cho phát triển chính quyền điện tử.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 1.962 TTHC của các cơ quan, đơn vị được đăng tải lên Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của tỉnh. Trong đó có 333 TTHC mức độ 4; 823 TTHC mức độ 3; 806 TTHC mức độ 2 và 709 TTHC áp dụng nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Kết quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 từng bước được nâng lên.

Năm 2019, phần mềm một cửa điện tử tiếp tục được nâng cấp để đảm bảo đáp ứng các tính năng quy định tại Thông tư số 32/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp DVCTT, đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước. Đồng thời, bổ sung tính năng thống kê phục vụ báo cáo tình hình sử dụng DVCTT ở các mức độ theo yêu cầu của bộ, ngành Trung ương và theo yêu cầu thực tế của tỉnh.

ISO điện tử vận hành theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đã được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai cho 10 cơ quan cấp tỉnh, 9 đơn vị cấp huyện và 42 đơn vị cấp xã. Các cơ quan, đơn vị được triển khai đang tiến hành cập nhật thông tin lên phần mềm ISO điện tử và công bố áp dụng theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ. 

Tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2020 100% hồ sơ TTHC được giải quyết trên phần mềm một cửa, một cửa liên thông.

Các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh tiếp tục được nâng cấp duy trì hoạt động và sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Nhà nước, cụ thể: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành (trên 470 đơn vị, trên 7.500 người sử dụng); Phần mềm một cửa điện tử (có 138 đơn vị sử dụng); Hộp thư điện tử công vụ (có trên 3 ngàn tài khoản đăng ký sử dụng)... Ngoài ra, có trên 70 ứng dụng chuyên ngành được triển khai sử dụng phục vụ cho hoạt động chuyên môn ở các sở, ban, ngành. Tổng số chữ ký số đang sử dụng trong cơ quan, đơn vị Nhà nước hiện nay là 968 (trong đó 260 chữ ký số tổ chức và 708 chữ ký số cá nhân), có 262.538 văn bản điện tử ký số.

Nhiều giải pháp tiếp tục được triển khai thực hiện

Mặc dù tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng CNTT, tuy nhiên, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành và địa phương còn hạn chế, chưa có lộ trình triển khai, phương án kỹ thuật kết nối, chia sẻ dữ liệu với địa phương. Cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã còn hạn chế trong việc ứng dụng CNTT nên việc triển khai các hệ thống, phần mềm ứng dụng dùng chung chậm; Công chức, viên chức còn thụ động ứng dụng CNTT phục vụ công việc, chưa chủ động tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới.

Ông Trần Quốc Chính cho biết, thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu UBND tỉnh tiếp tục nâng cấp, hiệu chỉnh, hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử công vụ bảo đảm hoạt động ổn định, phục vụ lâu dài công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hành chính. Đồng thời, xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý chuyên ngành, phục vụ việc quản lý đồng bộ, thống nhất trong toàn tỉnh, giúp các cấp trao đổi, chia sẻ thông tin cho các ngành cùng phối hợp xử lý. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các ứng dụng phục vụ nhu cầu giao dịch trực tuyến cùng với trực tiếp của người dân và doanh nghiệp.

Tỉnh Cà Mau sẽ nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm Giải quyết TTHC, phục vụ giao tiếp trực tiếp của người dân và doanh nghiệp với đầy đủ phương tiện, theo phương thức một cửa bảo đảm nhanh gọn, chính xác. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về chính quyền điện tử, về ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, về an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp./.

Hồng Phượng