【lịch thi đấu ba lan】Hải Phòng chi 400 tỷ đồng chuyển đổi mô hình chính quyền số
Năm 2024,ảiPhòngchitỷđồngchuyểnđổimôhìnhchínhquyềnsốlịch thi đấu ba lan Hải Phòng xác định thực hiện 81 nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực chuyển đổi số, với kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 400 tỷ đồng.
Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà TP Hải Phòng đề cập đến tại Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024, diễn ra trong 2 ngày 21 – 22/11.
Trong khuôn khổ chương trình, ngày 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Tham dự Diễn đàn, các đại biểu cùng chia sẻ và thảo luận trong 3 hoạt động chính: Khai trương Dự án Chính quyền số Hải Phòng – mô hình chính quyền số thế hệ mới; Diễn đàn Chuyển đổi số xanh – động lực phát triển kinh tế, xã hội; Hội thảo chuyên đề Kinh tế số – Kinh tế xanh.
Cùng với đó là các hoạt động triển lãm, giới thiệu và kết nối các doanh nghiệp công nghệ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để thúc đẩy chuyển đổi số.
Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ tham gia chương trình đã giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số chuyển đổi xanh cho các khu công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất như: Viettel giới thiệu hạ tầng và các giải pháp 5G cho cảng biển, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất; Oracle giới thiệu nền tảng Netsuite thúc đẩy sản xuất thông minh; TNTech giới thiệu giải pháp quy hoạt, phát triển và quản lý toàn diện các khu công nghiệp xanh, thông minh…
Đặc biệt, tại Hội thảo chuyên đề “Kinh tế số - Kinh tế xanh”, các chuyên gia, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp công nghệ số đã thảo luận, trao đổi tập trung vào định hướng Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm; Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh xu hướng tất yếu để tăng trưởng và phát triển bền vững; Các giải pháp công nghệ số (IoT, AI, Big Data, ERP, 5G) thúc đẩy phát triển sản xuất thông minh; Khu công nghiệp xanh thông minh, tăng lợi thế cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư; Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài các phiên hội nghị chính, Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024 còn có hoạt động bên lề như Triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ đến từ gần 20 gian hàng trưng bày trưng bày các thành tựu chuyển đổi số của Hải Phòng và các giải pháp chuyển đổi số từ các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, VNPT, Mobifone... thu hút hơn 3.000 lượt tham quan.
Phát biểu tại Diễn đàn Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024, ông Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Năm 2024 được Chính phủ xác định là năm thúc đẩy phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số.
Chuyển đổi số tiếp tục được TP Hải Phòng lựa chọn là chủ đề năm 2024 “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Tăng cường thực hiện các chính sách xã hội và chuyển đổi số”.
“Đây là một trong những sự kiện quan trọng, tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực và nâng cao nhận thức chuyển đổi số trong các cấp, các ngành, các địa phương; góp phần tuyên truyền sâu rộng, kịp thời về tầm quan trọng, ý nghĩa, lợi ích và những giá trị to lớn, thiết thực mà dữ liệu số mang lại cho công tác quản lý, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy, xúc tiến, hợp tác, đầu tư các ngành, các lĩnh vực tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và nền kinh tế khu vực, cả nước nói chung”,Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng nhấn mạnh.
Năm 2023 là năm đầu tiên Diễn đàn được tổ chức với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số – nền tảng phát triển kinh tế, xã hội”. Kết quả thực hiện các định hướng năm 2024 rất đáng ghi nhận.
Năm 2024, Hải Phòng xác định thực hiện 81 nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực chuyển đổi số, với kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 400 tỷ đồng. Hạ tầng mạng viễn thông, internet được đầu tư rộng khắp. Vùng phủ sóng 4G đạt 100% các khu dân cư, nâng tốc độ tải khoảng 16% so với cuối năm 2023.
Kho dữ liệu dùng chung được hình thành, đã cập nhật 1941 trường thông tin và hơn 437.000 bản ghi dữ liệu; cổng dữ liệu mở đã công bố 50/98 bộ dữ liệu mở do 7/20 sở, ngành cung cấp; Tích hợp 1579/1937 Dịch vụ công trực tuyến lên cổng quốc gia đạt tỷ lệ 81.51%; Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt trên 90%. 100% các cơ sở khám, chữa bệnh đã kết nối liên thông Giấy khám sức khỏe lái xe, Giấy chứng sinh, Giấy báo tử lên Cổng Giám định BHYT.
Triển khai Mô hình khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kios tự phục vụ, Mô hình khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VneID. Triển khai ký số học bạ, sổ điểm điện tử ở các cấp học.
Số lượng doanh nghiệp triển khai hợp đồng điện tử đạt trên 80%, số lượng doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99%. 100% các cảng triển khai hệ thống quản lý cảng thông minh, kinh tế số chiếm 29,7% GRDP...
Đánh giá về ý nghĩa của Diễn đàn đối với tiến trình chuyển đổi số của Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Thu Giang - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINASA - nhận định: Với những tiền đề quan trọng, năm 2024, Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024 lấy chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”, các lãnh đạo, các sở, ngành và người dân Hải Phòng đang kỳ vọng rất lớn tạo ra những dấu mốc tự hào mới.
Dấu mốc của Dự án chính quyền số thế hệ mới với Hạ tầng hiện đại, dịch vụ số nhiều tiện ích, đặc biệt là kho dữ liệu mở đúng - đủ - sống - sạch, cơ sở cho doanh nghiệp khai thác, tận dụng tạo sự phát triển đột phá.
Dấu mốc xây dựng và hình thành các khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất Xanh – Thông minh, mang lại lợi thế cạnh tranh vững chắc cho Hải Phòng, sẵn sàng đón nhận những nguồn vốn lớn, những dự án nhiều tỷ USD. Dấu mốc hình thành hệ thống cảng biển, logistics với năng lực vượt trội dựa trên hạ tầng dữ liệu số, hạ tầng viễn thông 5G, và giải pháp số ưu việt.
Minh Hương