您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kết quả tỷ số roma】Đằng sau vụ sạt lở sông Cái Côn

Nhận Định Bóng Đá24人已围观

简介Người dân ven tuyến sông Cái Côn, thuộc địa bàn ấp Phú Thạnh, ...

Người dân ven tuyến sông Cái Côn,Đằngsauvụsạtlởkết quả tỷ số roma thuộc địa bàn ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, vẫn chưa nguôi nỗi ám ảnh bởi diễn biến bất ngờ của vụ sạt lở đất diễn ra mới đây. Nhiều người ý thức sự nguy hiểm và có nguyện vọng được di dời đến nơi an toàn.

Người dân ven tuyến sông Cái Côn vẫn chưa nguôi ám ảnh về vụ sạt lở đất vừa qua và lo ngại sự việc sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Niềm trăn trở của người dân

Sau hơn 1 tuần trở lại khu vực sạt lở ven sông Cái Côn, không khí im lìm hẳn. Những chỗ bị sạt lở giờ chỉ còn trơ lại gạch đá. Đoạn nào đất sụp sâu vào trong thì người dân bắc tạm vài miếng ván cứng cáp để di chuyển cho khỏi trượt chân. Đi đến đoạn đầu vàm Cái Côn, chúng tôi gặp vài cô, bác lớn tuổi đang trò chuyện trong một ngôi nhà sàn heo hút. Một người trong số đó là bác Đặng Văn Thử, trạc tuổi 80 nhìn xa xăm kể lại ký ức của mình. Bác Thử cho biết vàm Cái Côn ngày xưa không rộng như bây giờ. Phía bên đây sông là bên đất lở nên thường bị sụp, vài năm lại sụp một lần, cứ thế mà sông ngày càng rộng như ngày nay.

Tâm sự với chúng tôi, bác Thử móc tấm vé số vừa mua khoe: “Tôi già rồi, vài ngày lại mua 1 tấm vé số may ra trúng để có tiền mua đất dọn đi nơi khác an cư. Ở phía trên, đất đã quy hoạch hết rồi, còn ven sông thì sạt lở ngày càng sâu. Người giàu có tiền mua nền đi nơi khác sinh sống, bọn trẻ thì kéo nhau lên Bình Dương làm công ty, xí nghiệp rồi ở luôn trên đó. Chỉ còn lại lớp già như tụi tôi bám trụ với nơi chôn nhau cắt rốn từng ngày. Chừng nào sạt hết đất của mình thì tính tiếp, chứ tôi đâu còn đất đai đâu mà dời đi… Dù biết nguy hiểm nhưng đành chịu”.

Có lẽ, đó cũng là nỗi niềm của bà con sinh sống ven nơi đây. Nguyện vọng có nơi ở mới và ý thức được sự nguy hiểm của sạt lở, nhưng với những người không có đất nơi khác thì chỉ còn biết bám trụ với vàm sông Cái Côn được ngày nào hay ngày đó. Chứng kiến cảnh tượng những ngôi nhà lân cận bị sụp dần, bà Phạm Thị Thiệp nhìn về vết nứt ở thềm nhà mình xót xa: “Tôi chỉ mong cho cái nhà nhỏ của mình đừng sụp. Chứ bây giờ 83 tuổi rồi, biết đi đâu mà sinh sống”.

Bà Võ Thị Phụng, người dân sinh sống ven tuyến, kể lại: “Năm 2006, một ngôi nhà của tôi dài 11m ngang 4,5m để buôn bán cà phê đã sụp xuống lòng sông trong tích tắc. Sau đó, tôi lại dời vào trong dựng nhà mới và ở cho đến nay. Bây giờ, dưới sàn nhà nền đất lại nghiêng xuống lòng sông, có dấu hiệu sụp lún. Tới đâu hay tới đó, chỉ mong Nhà nước giúp cho chỗ di dời, chứ thật lòng tôi muốn đi nhưng không có điều kiện để mua đất cất nhà chỗ khác. Đoạn này bây giờ không còn an toàn nữa. Khổ thân tụi nhỏ, đi học thì phải đưa đi rước về chứ đâu dám để chúng nó đi một mình. Sạt lở đất sẽ còn tiếp diễn, vấn đề là thời gian bao lâu mà thôi. Tình trạng này kéo dài, vài chục năm nữa, xóm này chắc không còn”.

Người xưa thường nói có “an cư” mới “lạc nghiệp”. Lời tâm sự của nhiều người nơi đây khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Có thể thấy, những người sống trong khu vực nguy cơ sạt lở ven sông Cái Côn này đã ý thức được sự nguy hiểm đến ngày càng gần. Và dường như với nhiều gia đình thì chuyện di dời đến nơi ở mới an toàn hơn là việc gần như “lực bất tòng tâm”.

An toàn là trên hết

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Châu Thành, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 19 điểm sạt lở đất bờ sông, ước thiệt hại khoảng 1,3 tỉ đồng, trong đó điểm sạt lở ở ven sông Cái Côn được xem là vụ lở đất lớn nhất trên địa bàn trong năm 2017. “Vàm Cái Côn có vị trí tiếp giáp với sông Hậu nên dòng chảy thủy triều rất mạnh. Vị trí sạt lở chịu tác động lớn của dòng chảy, tạo ra hàm ếch khoét sâu vào bờ sông gây ra xói mòn, sạt lở. Chưa kể việc xây dựng nhà ở ven sông cũng là một áp lực lên nền đất yếu. Đây là khu vực đã được cảnh báo trước nhiều lần về nguy cơ sạt lở. Những hộ mất trắng, tạm thời sẽ bố trí cho bà con thuê nhà ở, nhưng về lâu dài sẽ xem xét bố trí vào khu dân cư vượt lũ”, ông Nguyễn Văn Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, cho biết.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, đoạn kênh Cái Côn hiện nay không thể đưa vào dự án kè kiên cố được vì đang sạt lở và khả năng còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Do vậy, đơn vị đã xin ý kiến của UBND tỉnh cùng các ngành hữu quan thống nhất làm kè bằng vật liệu địa phương, nhằm ngăn dòng chảy tác động trực tiếp vào những điểm sạt lở có nguy cơ cao tạo diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Trước mắt, chúng tôi sẽ khảo sát và gấp rút thực hiện đoạn kè bằng vật liệu địa phương. Qua tìm hiểu, được biết nguyện vọng của người dân là rất mong muốn được di dời bởi đoạn này đã nhiều năm bị sạt lở. Hiện chúng tôi đã trình Chính phủ và các ngành chức năng một dự án di dời đồng bộ tuyến dân này về cả hạ tầng và đường giao thông, có bố trí sắp xếp lại dân cư. Ước tính cần khoảng 200 tỉ đồng, hiện đang chờ Trung ương phê duyệt.

Theo nhận định của ngành chức năng, dù mới đầu mùa mưa nhưng tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh đã diễn biến phức tạp hơn so với cùng kỳ năm 2016 và nguy cơ còn rất cao. Trước tình hình này, ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã chỉ đạo các địa phương rà soát lại những điểm nguy cơ sạt lở cao, xử lý ngay bằng nguồn kinh phí dự phòng của địa phương. Đồng thời tiến hành cắm biển báo, rào chắn để cảnh báo cho người dân biết khi di chuyển. 

Riêng khu vực sạt lở ven sông Cái Côn, Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Văn Hùng chỉ đạo địa phương đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là trên hết. Vì thế, các ngành liên quan và địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến sạt lở, kịp thời vận động người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngành nông nghiệp gấp rút gia cố, kè mé bằng các vật liệu tạm để hạn chế tác động dòng chảy gây xói mòn đất. Huyện Châu Thành xem xét chỗ để sớm bố trí di dời dân khu vực nguy cơ cao, nhất là các hộ không còn đất ở để bà con an tâm sớm ổn định cuộc sống.

Bài, ảnh: KỲ ANH

Tags:

相关文章