88Point

Đáng quý nhất ở ông Dụng Quý Đông l&agr cerezo – sanfrecce

【cerezo – sanfrecce】Gắn bó với cây điều, chăm lo người lao động

Đáng quý nhất ở ông Dụng Quý Đông là việc chăm lo đời sống người lao động và tham gia hoạt động xã hội,ắnboacutevớicacircyđiềuchămlongườilaođộcerezo – sanfrecce đóng góp xây dựng phong trào tại nơi cư trú. Công ty TNHH MTV điều Bình Phước hiện có trên 100 lao động thường xuyên, với mức lương từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Vào mùa vụ lao động có thể tăng gấp đôi, chủ yếu là người dân tại chỗ. Chăm lo cho hàng trăm người là việc làm không đơn giản, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy, công ty của ông Đông vẫn luôn thu hút lao động đến làm việc. Công ty đã lo chỗ ở, phương tiện đi lại cho người lao động. Hằng năm, mọi công nhân đều được khám sức khỏe, khi bị bệnh được chữa trị; con em họ đều được học tập tại các trường gần nơi cha mẹ làm việc. Hầu hết những người khi mới vào làm việc tại công ty đều có kinh tế khó khăn nhưng sau thời gian ngắn làm việc tại đây kinh tế gia đình đã ổn định và từng bước phát triển. Ông Đông luôn đề cao phương châm “Trao người nghèo cần câu, chứ không cho họ con cá”. Và thực tế rất nhiều người có “chiếc cần câu” là việc làm ổn định đã rất phấn khởi, tiếp tục gắn bó với gia đình và công ty của ông.

Những người làm công trong Công ty TNHH MTV điều Bình Phước đang chăm sóc cây điều trồng mới

Những năm trước, trang trại của gia đình ông Đông chủ yếu trồng cây ăn trái khá thành công và được nhiều đoàn từ Trung ương đến địa phương tìm về học hỏi kinh nghiệm. Nhưng từ đầu năm 2018, ông chuyển hẳn sang trồng điều và đổi tên công ty thành TNHH MTV Điều (website: www.trangtraidieu.com). Hiện nay, gia đình ông có 300 ha, với 95% diện tích trồng điều giống PN1. Đây là giống điều được ngành nông nghiệp đánh giá tốt, có tỷ lệ hạt nổi 10%, năng suất cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh. Vụ điều vừa qua, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lợi nhuận 10 tỷ đồng. Ông Đông cho biết, làm nông nghiệp rất gian nan, vất vả, để cây điều cho thu hoạch cao, nhiều hạt tốt cần có quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh khoa học và nhất là phải “gắn bó máu thịt” với cây điều. Với diện tích 300 ha là rất lớn nhưng không phải tập trung một nơi mà phân bố ở 3 huyện là Đồng Phú, Bù Đốp và Phú Giáo (Bình Dương). Do sản xuất ở các vị trí cách xa nhau nên ông Đông khá bận rộn với công việc, phải đi lại như con thoi để chỉ đạo và điều hành kỹ thuật.

Doanh nghiệp của gia đình ông Đông là một trong những đơn vị nổi bật trên các lĩnh vực hỗ trợ các phong trào địa phương và làm công tác xã hội. Ông đã hỗ trợ 200 triệu đồng và đứng ra tổ chức dự án làm đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất cho xã Tân Hưng; ủng hộ 22 triệu đồng khoan giếng cho chùa Phổ Minh, xã Tân Phước (Đồng Phú); tài trợ 50 triệu đồng và đứng ra tổ chức làm đường nông thôn mới của phường Tân Thiện (Đồng Xoài). Là chủ trang trại rất tâm huyết với việc đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, thu mua nông sản cho nông dân, giúp họ có đầu ra để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, ông đã xuất bản tài liệu về kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc cây điều và phổ biến rộng rãi cho nông dân để bà con tiếp cận, học tập kinh nghiệm áp dụng trong thực tế gia đình. Ông Phạm Văn Hiếu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng cho biết, gia đình ông Dụng Quý Đông là một trong những nhà hảo tâm của xã. Ông tham gia nhiệt tình các phong trào địa phương, đóng góp rất tích cực hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, tặng quà hộ nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn. Trên lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, mặc dù có những con đường gia đình không đi lại nhưng ông vẫn hỗ trợ tiền để ấp và xã thực hiện. Ông Đông rất được nhân dân tin yêu, quý mến và xứng đáng với những bằng khen, giấy khen đã được các cấp tặng thưởng.

Trò chuyện với chúng tôi về gia đình và công việc làm ăn hiện tại, ông Đông rất trăn trở với việc làm sao ở Bình Phước cũng thực hiện được những “cánh đồng mẫu lớn”, mà đó là những cánh rừng bạt ngàn màu xanh của cây điều? Tại buổi lễ đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” do tỉnh tổ chức ngày 22-5-2018, ông Đông đã có một bài tham luận khá dài, chia sẻ kinh nghiệm trong canh tác, sản xuất điều theo hướng bền vững; đồng thời có nhiều kiến nghị rất đáng ghi nhận. Ông cho biết, thời gian tới ông sẽ trang bị máy móc, mở nhà máy sơ chế hạt điều tại chỗ. Bởi hiện gia đình ông chỉ bán hạt điều thô, rất lãng phí. Đặc biệt, ngay trong năm 2018 ông sẽ hoàn thành vườn ươm ghép cây giống PN1 loại đầu dòng để cung cấp cho nông dân trong tỉnh; năm 2019 sẽ cung cấp cho nông dân Campuchia 500 ngàn cây giống theo hợp đồng đã ký kết.

Hà Thanh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap