【bảng xếp hạng sassuolo gặp fiorentina】“Chúng tôi chỉ cần đủ ăn và tiền đóng trọ”

Vợ chồng chị Lê Thị Hoài Thương (quê Quảng Trị) thuê phòng trọ tại ấp Cây Da,úngtôichỉcầnđủănvàtiềnđóngtrọbảng xếp hạng sassuolo gặp fiorentina xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM. Chồng chị Thương làm công nhân cao su, còn chị ở nhà chăm 2 con nhỏ, đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ mới hơn 1 tuổi.

Đồng lương công nhân còm cõi, tháng nào cũng chỉ đủ trả tiền mướn trọ và chi tiêu của cả gia đình. Vì vậy, khi dịch bệnh ập đến, thành phố giãn cách xã hội, họ không còn một đồng dắt túi. Đầu tháng 8, sau gần 2 tháng anh Khương thất nghiệp, hai vợ chồng xin đăng ký chuyến tàu do địa phương tổ chức để về quê tá túc nhờ nhà anh trai, nhưng không đến lượt. Trong căn phòng trọ trống hoác, họ phải cố gắng cầm cự. Dù được chủ nhà trọ giảm 50% tiền phòng, thỉnh thoảng lại cho thêm cân gạo, nhưng cuộc sống vẫn chật vật nên rất muốn được về quê.

{ keywords}

Gia đình chị Thương mắc kẹt tại Sài Gòn

Tuy nhiên, hy vọng tắt ngúm khi giữa tháng 8, con trai lớn của anh chị bị lây nhiễm Covid-19 từ những đứa trẻ khác trong khu trọ. Cả dãy có 3 người bị đưa đi cách ly, còn con trai chị có triệu chứng nhẹ nên được cách ly tại nhà. Chị Thương phải mượn thêm phòng trống để cho chồng chăm sóc con trai lớn.

“Tôi chưa dám nói chuyện tiền phòng với chủ nhà, vì giờ cũng chẳng có để đóng”, chị Thương tần ngần.

Tiền mướn phòng và cả điện nước mỗi tháng gần 1,5 triệu đồng, sau khi được bớt, gia đình chị vẫn phải đóng khoảng 1 triệu đồng. Trong thời điểm miếng ăn còn phải chạy lo từng bữa thì tiền để đóng trọ lại càng xa vời.

{ keywords}
Thời điểm phát hiện con trai bị dương tính với Covid-19, vợ chồng chị Thương phải mướn thêm phòng trọ để tự cách ly.

Chị Bùi Thị Hiền quê ở Vĩnh Phúc, vào ở trọ tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh khoảng 4 năm nay, làm nghề buôn bán tự do ngoài vỉa hè. Chị chia sẻ, đã mấy tháng thành phố giãn cách xã hội, chị và những người dân mướn trọ ở gần đó đều chưa nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương. Do không chưa có tạm trú, chị cũng không thể đăng ký nhận khoản trợ cấp của Chính phủ. 

Vợ chồng chị phải gửi con cho ông bà nội để vào Nam mưu sinh, hằng tháng gửi tiền cho con ăn học. Chị thở dài bất lực: “Bây giờ chúng tôi còn chưa biết làm sao để sống qua mùa dịch, đành phải phó mặc cho ông bà nuôi cháu thôi”.

Cũng bởi không có tạm trú nên vợ chồng chị chẳng được đăng ký tiêm vắc xin hay phát phiếu đi chợ. Lên mạng xã hội cầu cứu, cả tháng mới được giúp đỡ vài cân gạo và thùng mì tôm để cầm cự tiếp.

“Chúng tôi kêu than mà chẳng ai thấu, bởi vậy nên người dân mới phải tự đi xe máy để về quê”, chị Hiền buồn rầu.

Phóng viên VietNamNet liên hệ qua số điện thoại đội phản ứng nhanh xã Vĩnh Lộc A, số máy này liên tục báo bận. Các số điện thoại của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vĩnh Lộc A và Chủ tịch Hội chữ thập đỏ đều không phản hồi.

Ngày 15/8, trong số hàng trăm người bị cản lại ở chốt kiểm soát trên quốc lộ 1A, có rất nhiều người bày tỏ sự lo ngại khi phải quay đầu.

Anh Dương Thanh Lưu, ở trọ trên đường Đỗ Xuân Hợp, TP. Thủ Đức cho hay, hai vợ chồng anh thất nghiệp vài tháng nay. Dù đã đăng ký để nhận hỗ trợ từ địa phương nhưng không thấy hồi âm, khi không còn tiền trang trải, anh chị đành lựa chọn đi xe máy về quê.

“Tôi phải vay 2 triệu, đi làm xét nghiệm Covid-19 hết 700 nghìn đồng, còn lại thì mua vài dụng cụ y tế để dự phòng khi về quê. Lúc ra về, chủ nhà trọ còn đòi vợ chồng tôi 1 triệu tiền phòng, nhưng chúng tôi phải “cầm cố” đồ đạc để xin được thông cảm”.

{ keywords}
Anh Thanh Lưu: “Lúc ra về tôi còn bị chủ trọ giữ lại đòi 1 triệu tiền phòng, đành phải “cầm cố” số đồ đạc còn lại mới được thông cảm”.

Anh Minh Phương, cũng ở trọ tại TP. Thủ Đức cho biết, bởi không còn đồ ăn, tiền cũng hết sạch. 3 tháng thất nghiệp, ngày nào anh cũng phải cầm cự bằng mì tôm. Anh bày tỏ: “Tôi rất muốn ở lại thành phố vì thực sự đi lại ngoài đường lúc này cũng nguy hiểm. Tôi chỉ mong nhận được tiền trợ cấp để đóng tiền trọ và lương thực để đủ sống qua mùa dịch”.

{ keywords}
Anh Minh Phương bày tỏ, không còn cách nào khác nên họ mới buộc phải đi xe máy để về quê.

Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.

Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.

Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện uy tín để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. 

Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:

Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký. 

Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.

Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.

Khánh Hòa 

Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo
VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM.