Lãi suất trái phiếu chính phủ nhích tăng
TheãisuấttráiphiếuchínhphủGiảmvẫnlàxuhướngtrongdàihạkqbd tay ban nhao số liệu từ báo cáo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), trong quý I/2021, Kho bạc Nhà nước đã huy động thanh công 39.205 tỷ đồng. Về mặt lãi suất huy động sơ cấp, VCBS cho biết, sau khi giảm mạnh vào đầu năm, lãi suất trúng thầu tăng nhẹ về cuối quý.
Cụ thể, lãi suất trúng thầu ghi nhận ở mức ở 1,10% (-12 bps so với quý trước, -70 bps so với cùng kỳ); 1,45% (-10 bps so với quý trước, -45 bps so với cùng kỳ); 2,30% (+02 bps so với quý trước, +12 bps so với cùng kỳ); 2,50% (0 bps so với quý trước, -03 bps cùng kỳ); 2,89% (0 bps so với quý trước, -11 bps so với cùng kỳ) và 3,05% (-09 bps so với quý trước, +05 bps so với cùng kỳ) lần lượt cho các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm.
Theo số liệu của Sở GDCK Hà Nội (HNX), so với tháng 3/2021, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước trong tháng 4/2021 tăng từ 0,05 - 0,06%/năm tại các kỳ hạn 5, 10 và 15 năm, giữ nguyên tại các kỳ hạn 20 và 30 năm.
Trên thị trường thứ cấp, lãi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm trong nửa đầu tháng 1 nhưng tăng trở lại trong thời gian còn lại của quý I/2021. Mới đây nhất, trong tuần cuối cùng của tháng 4/2021, lãi suất cũng đã nhích tăng nhẹ 1 - 3 bps ở một số kỳ hạn trong tuần cuối của tháng 4/2021. Chốt tuần ở mức: 1 năm (0,26%, 0 bps); 3 năm (0,68%; +1 bps); 5 năm (1,18%,+1bps); 10 năm (2,36%, +1 bps); 15 năm (2,60%, +3 bps); 20 năm (2,99%, 0 bps); 30 năm (3,11%, 0 bps).
Lý giải về diễn biến này, các chuyên gia của VCBS đã đưa ra 3 nguyên nhân khiến lãi suất trái phiếu chính phủ trong nước nhích tăng. Cụ thể là do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi tốt hơn kỳ vọng kéo theo lo ngại về sự thay đổi chính sách của các ngân hàng trung ương vốn đang trong trạng thái nới lỏng; giá cả hàng hóa tăng tạo ra lạm phát kỳ vọng trong năm 2021; cùng với đó, lợi suất trái phiếu đã giảm khá mạnh trong một khoảng thời gian dài trước đó, bởi vậy tâm lý nhà đầu tư khá nhạy cảm trước yếu tố tiềm ẩn có thể thay đổi sự ổn định vĩ mô.
Nhiều yếu tố hỗ trợ xu hướng giảm trong dài hạn
Các chuyên gia của VCBS cho rằng, trong giai đoạn này, với thông điệp nhất quán và xuyên suốt về mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội vàng thực hiện các can thiệp, điều chỉnh về mặt lãi suất đặc biệt là khi mục tiêu về lạm phát chưa được đảm bảo chắc chắn. “Xu hướng giảm vẫn được xem là xu hướng dài hạn” – chuyên gia của VCBS nhấn mạnh.
Chuyên gia của VCBS phân tích, nhu cầu đầu tư trái phiếu chính phủ vẫn được duy trì nhờ khối lượng trái phiếu đáo hạn trong quý II/2021 ước tính khoảng hơn 60 nghìn tỷ đồng và được xem là nguồn cầu trái phiếu tiềm năng đến từ nhu cầu tái đầu tư của các thành viên trên thị trường. Hơn nữa, trái phiếu chính phủ vẫn là kênh được ưu tiên lựa chọn dưới định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo các tỷ lệ an toàn; đồng thời, tín dụng tăng trưởng hợp lý đi đôi với chất lượng, hiệu quả, hạn chế tín dụng tại phân khúc đầu cơ kinh doanh bất động sản.
Bên cạnh đó, trên thị trường thế giới, xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn được duy trì, và do đó xu hướng tăng giá của các tài sản được dự báo chưa sớm chấm dứt. “Cuối cùng, thanh khoản dồi dào cùng lãi suất liên ngân hàng ở mặt bằng thấp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu chính phủ” – chuyên gia VCBS cho biết thêm./.
Thái Duy