【kết quả balan】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Ban Kinh tế Trung ương

PV: Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng,ủtướngNguyễnXuânPhúctrảlờinhânkỷniệmnămngàytruyềnthốngBanKinhtếTrungươkết quả balan Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về KTXH, trong đó có Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xin đồng chí Thủ tướng Chính phủ đánh giá về ý nghĩa của việc ban hành 2 Nghị quyết này?

{ keywords}
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:Trong nhiệm kỳ khóa XII, Tôi đánh giá cao Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để chủ trì nghiên cứu, tham mưu trình Bộ Chính trị ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về các lĩnh vực kinh tế. Trong đó, có 2 Nghị quyết rất quan trọng là: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

{ keywords}
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương năm 2018

Như chúng ta đã biết, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ, toàn diện đến tất cả các quốc gia, nhất là nước ta với độ mở lớn và hội nhập sâu rộng. Cuộc cách mạng này mở ra nhiều cơ hội; nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức; trong đó nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch cụ thể.  Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị là nghị quyết đầu tiên mang tính toàn diện và tổng thể về việc chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp quan trọng này đối với nước ta.

Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 52 với các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó, 4 nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia; (2) Tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (3) Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; (4) Thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; triển khai chương trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia rất tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, việc triển khai Nghị quyết đã đạt được kết quả bước đầu. Nhận thức rõ đây là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, gắn với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta có niềm tin sâu sắc rằng, Việt Nam sẽ thành công trong việc chủ động tham gia và tận dụng tốt các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần đưa nền kinh tế đất nước tăng tốc, bứt phá trong thời gian tới, thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực, thế giới.

{ keywords}
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng tổ chức năm 2018

Về năng lượng, chúng ta đều biết đây là yếu tố nền tảng cho phát triển đất nước. Phát triển năng lượng quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với quá trình đổi mới, ngành năng lượng đã được chúng ta quan tâm đầu tư và đã hoàn thành tốt trọng trách, nhiệm vụ đề ra, đặc biệt là bảo đảm đáp ứng đủ điện cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn; nguy cơ thiếu điện là hiện hữu trong thời gian tới và có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị đã kịp thời ban hành Nghị quyết 55, đưa ra những định hướng mang tầm chiến lược cho phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết này là cơ sở quan trọng để Chính phủ chỉ đạo xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và các chiến lược phát triển các phân ngành năng lượng, trong đó có Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030 (Quy hoạch điện VIII).

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là nhóm ngành năng lượng tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo tinh thần Nghị quyết 55, nhất là các nội dung mang tính đột phá về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, về xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng, thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển năng lượng. Tôi tin tưởng rằng, với sự tham gia tích cực của toàn xã hội và các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triên năng lượng của khu vực doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra là: bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển hệ thống hạ tầng năng lượng đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế; phấn đấu ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ!

(Theo kinhtetrunguong.vn)