【xem bong đa trực tuyến】Nâng cao hiệu quả giám sát tài chính DNNN
Phát biểu khai mạc hội thảo,ângcaohiệuquảgiámsáttàichíxem bong đa trực tuyến Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN Đặng Quyết Tiến cho biết, năm 2015, tất cả các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) phải thực hiện nghiêm chỉnh việc công khai thông tin tài chính và báo cáo tài chính DN. Trên cơ sở rà soát, nghiên cứu, Cục Tài chính DN đã phối hợp với một số đơn vị hoàn thiện cuốn Cẩm nang hướng dẫn giám sát tài chính DN để nâng cao hiệu quả triển khai của các văn bản pháp lý liên quan đến giám sát tài chính DNNN. Đồng thời, chia sẻ các thông lệ tốt nhằm hỗ trợ Chủ sở hữu và DN vận dụng linh hoạt trong công tác tổ chức, triển khai và báo cáo giám sát một cách hiệu quả.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, qua quá trình khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy, nhiều DN còn lúng túng trong việc công khai thông tin tài chính. Do đó, cẩm nang sẽ hỗ trợ cho các DN thực hiện hiệu quả báo cáo giám sát; hỗ trợ nhằm đáp ứng các yêu cầu về giám sát tài chính DN cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động theo yêu cầu của Nghị định 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước.
Ông Đặng Quyết Tiến cũng cho biết thêm, trong năm 2015, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các đơn vị để giảm bớt áp lực về báo cáo cho các TĐ, TCT, “tránh phải làm báo cáo quá nhiều như hiện nay”.
Về công tác lập báo cáo giám sát tài chính, theo số liệu tổng hợp đến ngày 31-8-2014 của Cục Tài chính DN, đối với các DN do Nhà nước làm chủ sở hữu, đạt cao nhất là các TĐ, TCT chiếm tỷ lệ 76,9%, còn thấp nhất là các Công ty TNHH MTV chỉ đạt 15,4%.
Về công khai thông tin tài chính, tính đến ngày 15-10-2014, có 3/8 TĐ kinh tế chưa lập chuyên mục riêng để công khai thông tin tài chính theo quy định; chỉ có 2 TĐ kinh tế đã đăng tải báo cáo tài chính năm 2013; chỉ có 1 TĐ công khai báo cáo giám sát tài chính năm 2013.
Đặc biệt, chưa có TĐ nào công khai thông tin về quản trị DN như yêu cầu của Thông tư số 171/TT-BTC của Bộ Tài chính. Hơn nữa, nhiều thông tin đăng tải không được cập nhật qua rà soát của Cục Tài chính DN.
Đánh giá hiện trạng về các công cụ hỗ trợ giám sát tài chính DNNN, theo Cục Tài chính DN, hiện tại các DN nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian báo cáo; có DN chưa có phương tiện hỗ trợ triển khai Nghị định 61 của Chính phủ như tổ chức, bộ máy, hệ thống CNTT…
Cũng theo Cục Tài chính DN, tại các cơ quan chủ sở hữu, hiện đang tập trung vào công tác báo cáo hơn là giám sát theo đúng nghĩa; chưa có cơ chế phối hợp giữa các bên trong công tác lập kế hoạch và triển khai giám sát. Bên cạnh đó, chủ sở hữu chưa áp dụng thêm các chỉ tiêu đặc thù cho mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả của các DN…
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Tài chính DN, tính đến thời điểm 30-6-2014, nhìn chung các chủ sở hữu chưa xây dựng được kế hoạch giám sát hàng năm cũng như chưa ban hành các hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
Đáng chú ý, theo Cục Tài chính DN, tại nội dung dự thảo nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 61 sẽ quy định một chương riêng về giám sát đầu tư vốn ra nước ngoài. Theo đó, công ty mẹ sẽ giám sát tình hình đầu tư ra nước ngoài của công ty con; chủ sở hữu giám sát tình hình đầu tư ra nước ngoài của công ty mẹ và các DN có vốn góp. Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm.
Sở dĩ, quy định này được bổ sung vì hoạt động đầu tư ra nước ngoài tương đối rủi ro, các DN chủ yếu đầu tư vào các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Theo đại diện Cục Tài chính DN, với môi trường rủi ro như vậy cần phải đưa vào diện giám sát tài chính.