【nhà cái mu】Thủ tướng nhắc Bộ Xây dựng: Có trường hợp chủ đầu tư can thiệp điều chỉnh quy hoạch

Thủ tướng nhắc Bộ Xây dựng về nhiều trường hợp chủ đầu tưcan thiệp điều chỉnh quy hoạch.

Phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ ngành xây dựng năm 2018 chiều 16/1,ủtướngnhắcBộXâydựngCótrườnghợpchủđầutưcanthiệpđiềuchỉnhquyhoạnhà cái mu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra những tồn tại của ngành, trong đó có việc có trường hợp chủ đầu tư can thiệp để điều chỉnh quy hoạch.        

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khắc phục tình trạng bức xúc trong xây dựng thể chế chính sách về xây dựng, tránh tình trạng doanh nghiệpphải “xếp hàng” lên Bộ để giải quyết thủ tục hành chính; chất lượng một số đồ án chưa đủ tầm nhìn và chưa phù hợp thực tiễn; có những trường hợp điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện, nhiều trường hợp chủ đầu tư can thiệp để điều chỉnh quy hoạch.   

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn còn nhiều bất cập. Cơ cấu hàng hóa bất động sảnchưa hợp lý, dư thừa sản phẩm nhà ở trung cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ và trung bình, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội.         

Lĩnh vực vật liệu xây dựng còn nhiều bất cập như sản xuất chưa đáp ứng mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường còn phổ biến. An toàn trong khai thác vật liệu chưa được quan tâm. Vấn đề khai thác cát và vật liệu thay thế còn nhiều bất cập.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong năm 2018, ngành Xây dựng cần rà soát lại xem nhiệm vụ nào chưa thực hiện được; Tiếp tục tạo chuyển biến thực chất, rõ nét hơn nữa trong cơ cấu ngành Xây dựng. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đề ra, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành Xây dựng là 9,2%. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng được hầu hết các công trình thiết yếu đạt chất lượng, thẩm mỹ, có giá cả cạnh tranh. Hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng công bố nhiều số liệu liên quan đến thị trường xây dựng, bất động sản.

Trước đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành xây dựng năm 2017, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã công bố nhiều số liệu liên quan đến thị trường xây dựng, bất động sản được cho là khá “nhạy cảm”. Cụ thể, tổng số dự ánbất động sản đang được triển khai là 3.077 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3,3 triệu tỷ đồng, sử dụng 79.943 ha đất. Dư nợ tín dụng bất động sản tính đến quý III/2017 khoảng 447.000 tỷ đồng, chiếm 6 - 8% tổng dư nợ tín dụng. Trên địa bàn cả nước có khoảng 300 dự án có quy mô lớn với diện tích đô thị trên 50 ha; đất nông thôn trên 100 ha; tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng; quy mô trên 1.500 căn hộ.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng đã tiến hành điều tra, nghiên cứu về loại hình bất động sản mới (condotel, officetel), báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất hướng giải quyết, đồng thời chủ động phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến các loại hình bất động sản này.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo số liệu báo cáo của 16 tỉnh, thành phố ven biển có dự án du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn, tính đến tháng 7/2017, đã có 77 dự án với 16.437 phòng khách sạn, 11.174 căn biệt thự, 12.056 căn hộ khách sạn (condotel) đã và đang được đầu tư xây dựng.

Trong đó có 4.792/16.537 phòng khách sạn được đưa vào kinh doanh; 1.484/11.174 căn biệt thự đã bán; còn 883 biệt thự và 847 căn hộ khách sạn đã xây dựng xong chưa bán. Riêng với condotel, lãnh đạo Bộ Xây dựng không công bố về số lượng đã bán đến tay nhà đầu tư thứ cấp nhưng cảnh báo nguồn cung loại hình bất động sản này còn rất nhiều, cần có biện pháp kiểm soát nguồn cung các loại bất động sản này trong thời gian tới

Theo Thứ trưởng Lê Quang Hùng, để khắc phục những bất cập của ngành, năm 2018, Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng đề án “An ninh kinh tếtrong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội”; đề án “Phát triển và quản lý nhà ở công vụ của Chính phủ giai đoạn 2018-2021”. Hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến, thường xuyên cập nhật thông tin và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về tình hình thị trường bất động sản. Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các công cụ, giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, không để xảy ra các hiện tượng cực đoan, đảm bảo sự công khai, minh bạch của thị trường; hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chínhnghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, thuế liên quan đến nhà ở và bất động sản; phối hợp với Ngân hàngNhà nước theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, điều chỉnh chính sách tín dụng một cách linh hoạt, kịp thời; phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tháo gỡ các vướng mắc về việc bố trí nguồn vốn ngân sách để triển khai có hiệu quả các Chương trình nhà ở trọng điểm.

Hội nghị có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp xây dựng - bất động sản như Hòa Bình, Coteccons, GP Invest, Sông Đà Cao Cường...