您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【bảng xếp hạng a league úc】Đầu tư PPP: Phải chọn nhà đầu tư qua đấu thầu, tránh lợi ích nhóm

88Point2025-01-25 10:19:53【Cúp C1】4人已围观

简介Dự án PPP chưa hấp dẫn nhà đầu tư vì thiếu cơ chếThủ tướng quyết định dự án PPP được bảo lãnh doanh bảng xếp hạng a league úc

dau tu ppp phai chon nha dau tu qua dau thau tranh loi ich nhomDự án PPP chưa hấp dẫn nhà đầu tư vì thiếu cơ chế
dau tu ppp phai chon nha dau tu qua dau thau tranh loi ich nhomThủ tướng quyết định dự án PPP được bảo lãnh doanh thu
dau tu ppp phai chon nha dau tu qua dau thau tranh loi ich nhom
Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư theo hình thức PPP.

Xác định chọn lọc lĩnh vực đầu tư PPP

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư theo hình thức PPP trong phiên họp Quốc hội sáng nay, 11/11, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Về lĩnh vực đầu tư của dự án PPP (khoản 1 Điều 5), Ủy ban Kinh tế cho rằng nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội rất lớn, trong khi nguồn lực đầu tư hạn chế thì việc tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho các dự án quan trọng, mang tính lan tỏa, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là cần thiết và phù hợp.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng và xác định một cách có chọn lọc về các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả của phương thức đầu tư PPP và thống nhất, đồng bộ với quy định tại các luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho các bên trong lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp.

Về quy mô đầu tư của dự án PPP (khoản 2 Điều 5), Ủy ban Kinh tế cho rằng việc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP để áp dụng phương thức đầu tư PPP là cần thiết nhằm ưu tiên đầu tư PPP đối với các dự án quan trọng, khuyến khích thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân thuộc các lĩnh vực được xác định nhằm tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không kiểm soát được rủi ro do các dự án PPP còn liên quan đến các nghĩa vụ từ phía khu vực công như bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu...

”Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với các lĩnh vực cũng như làm rõ hơn căn cứ, cơ sở của việc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP tại dự thảo Luật”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói.

Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP (Điều 13), theo Ủy ban Kinh tế cần làm rõ tính chất đặc thù của phương thức đầu tư PPP, từ đó có những quy định phù hợp, làm rõ sự khác biệt giữa dự án PPP với các dự án đầu tư công hoặc dự án đầu tư tư nhân thuần túy.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đánh giá dựa trên tính chất, sự cần thiết, mức độ rủi ro, khả năng cân đối vốn của khu vực công, sự quan tâm của khu vực tư nhân, cũng như có các phương án so sánh về tính hiệu quả giữa các phương thức đầu tư khác nhau, từ đó xác định phương thức ưu tiên đầu tư.

Để có thể thu hút được nguồn lực quan trọng từ khu vực tư nhân tham gia cùng khu vực công đầu tư vào các dự án quan trọng đòi hỏi phải có sự rõ ràng, công khai, minh bạch ngay tại dự thảo Luật về các chính sách áp dụng đối với dự án PPP, nếu không sẽ rất khó để thu hút được khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án quy mô lớn, dài hạn và có tính rủi ro cao.

Do đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP gắn với việc phân loại dự án PPP phù hợp với đặc thù của phương thức đầu tư PPP, tạo điều kiện cho việc bảo đảm tiến độ triển khai dự án một cách hiệu quả, có tính khả thi và bảo đảm lợi ích của các bên.

Chọn nhà đầu tư qua đấu thầu cạnh tranh

Đáng chú ý, về nội dung lựa chọn nhà đầu tư (Chương III), Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Ủy ban Kinh tế cho rằng việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP cần phải được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế để tránh rủi ro về lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, giảm tính cạnh tranh và lựa chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án.

Do đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể hơn về điều kiện áp dụng theo hướng thu hẹp các trường hợp chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế tại dự thảo Luật.

Về nguồn vốn thực hiện dự án PPP (Chương VI), Ủy ban Kinh tế phân tích: Vốn nhà nước tham gia dự án PPP nên ưu tiên sử dụng phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.

Nếu không tách bạch được phần vốn nhà nước đầu tư, nhà đầu tư tư nhân sẽ không chỉ chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật chuyên ngành... trong quá trình triển khai thực hiện dự án mà còn phải tuân thủ các quy định của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước... cũng như trách nhiệm giải trình với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư, tạo tâm lý e ngại khi tham gia vào dự án PPP.

“Do đó, đề nghị nghiên cứu, làm rõ hơn trong dự thảo Luật hạng mục đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ của Nhà nước thì áp dụng quy trình, thủ tục đầu tư công, hạng mục đầu tư sử dụng vốn đầu tư tư nhân thì áp dụng quy trình, thủ tục đầu tư thông thường, tránh việc thủ tục đầu tư dự án PPP vẫn còn nặng về thủ tục đầu tư công, như vậy sẽ khó thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân cũng như cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát các dự án PPP”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói.

Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Đầu tư theo hình thức PPP nêu rõ về việc lựa chọn nhà đầu tư: Theo kinh nghiệm quốc tế (Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Luật mẫu Uncitral về PPP), nội dung lựa chọn nhà đầu tư là một phần không tách rời của Luật PPP. Do đó, dự thảo Luật thiết kế một chương về nội dung này (Chương III) và đề xuất bãi bỏ nội dung tương ứng tại Luật Đấu thầu năm 2013. Đây là việc cần thiết để bảo đảm tính thống nhất, chỉnh thể của văn bản quy phạm pháp luật về PPP, bảo đảm tính liên tục của quy trình thực hiện một dự án PPP.

Ngoài ra, dự thảo Luật đã chỉnh sửa một số nội dung về lựa chọn nhà đầu tư để phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta và các kinh nghiệm trên thế giới, cụ thể như sau: Đơn giản hóa quy trình, lựa chọn nhà đầu tư. Việc phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Các nội dung trong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư (như phương thức và hình thức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư) được phê duyệt đồng thời tại báo cáo nghiên cứu khả thi (Điều 25).

Bên cạnh đó, sửa đổi hình thức lựa chọn nhà đầu tư, phương thức lựa chọn nhà đầu tư (Điều 31) tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp một số dự án PPP đặc thù. Cụ thể, để phù hợp với dự án có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù hoặc chỉ có một số nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án, dự thảo bổ sung hình thức đấu thầu hạn chế và phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ; thu hẹp các trường hợp chỉ định nhà đầu tư (Điều 32) so với quy định hiện hành tại khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013. Quy định này được đánh giá chặt chẽ hơn quy định của các nước khác về chỉ định nhà đầu tư.

很赞哦!(9)