Cúp C1

【kq bd thuy dien】Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi): Cho phép ngân sách địa phương bội chi

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Phần chi trả nợ gốc không tính vào bội chi NSNN. Ảnh Internet. Theo đó, bội chi NSNN bao gồm bội ch kq bd thuy dien

du thao luat nsnn sua doi cho phep ngan sach dia phuong boi chi

Phần chi trả nợ gốc không tính vào bội chi NSNN. Ảnh Internet.

TheựthảoLuậtNSNNsửađổiChophépngânsáchđịaphươngbộkq bd thuy dieno đó, bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi NSĐP. Ngoài ra, cho phép NSĐP được bội chi, nhưng đồng thời khống chế các điều kiện được vay, như: Chỉ những địa phương thu vượt dự toán năm trước và có khả năng trả nợ; bảo đảm mức bội chi chung của NSNN và giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.

Mức dư nợ tối đa vốn vay được quy định như sau: Đối với Hà Nội và TP. HCM không vượt quá 150% vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh; các địa phương có điều tiết về NSTW không vượt quá 100% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

Ngoài ra, các địa phương nhận bổ sung cân đối nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng chi cân đối NSĐP, mức dư nợ không vượt quá 50% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh; và các địa phương nhận bổ sung cân đối trên 50% tổng chi cân đối NSĐP, mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh.

Theo Ủy ban Tài chính- Ngân sách, quy định này phù hợp với quy định hiện hành về việc mức dư nợ tối đa vốn vay được căn cứ trên tổng vốn đầu tư XDCB và phù hợp với quy định mới của Thủ tướng Chính phủ cho phép TP. HCM và Hà Nội được nâng mức vay (huy động) từ mức 100% lên thành 150% vốn đầu tư XDCB do HĐND thành phố quyết định; và các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách cũng có điều kiện vay vốn để đầu tư phát triển.

So với Luật hiện hành, Dự thảo Luật mới đã sửa đổi, bổ sung quy định về bội chi NSNN (bao gồm cả bội chi NSĐP) để phản ánh đúng bản chất các khoản vay, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường tính minh bạch, tạo điều kiện hội nhập tốt hơn cũng như tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước.

Cụ thể, dự thảo Luật mới quy định: Bội chi NSTW được xác định bằng chênh lệnh giữa tổng chi NSTW và tổng thu NSTW; chi NSTW chỉ bao gồm chi trả nợ lãi. Theo quy định hiện hành, chi NSNN bao gồm cả khoản chi trả nợ gốc, dẫn đến quyết toán NSNN bị trùng (2 lần) vì các khoản nợ này đã được bố trí, phân bổ cho các nhiệm vụ chi, được quyết toán NSNN hàng năm, trong đó có chi trả nợ gốc.

Đồng thời, để đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách lành mạnh, dự thảo Luật mới trình đã bổ sung quy định: Bội chi NSTW và bội chi NSĐP được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước (phần chênh lệch giữa số vay trừ đi chi trả nợ gốc) và quy định rõ nguồn bù đắp bội chi NSNN được xác định trên cơ sở vay trong nước, bao gồm cả từ nguồn công trái, trái phiếu Chính phủ... và vay nước ngoài, bao gồm cả phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.

Đánh giá cao Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra trong bản dự thảo được tiếp thu mới nhất của Luật NSNN (sửa đổi) về bội chi NSNN, trong phiên giải trình mới đây của Chính phủ với các đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, ông Bùi Đức Thụ cho rằng, quy định này đã có nhiều tiến bộ theo thông lệ quốc tế, bỏ chi trả nợ gốc và tính thêm phần trái phiếu Chính phủ cho thực chất hơn, sát thực hơn.

Theo ông Bùi Đức Thụ, để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, Quốc hội phải quyết định bội chi NSNN trong đó quyết định mức bội chi NSTW và phải phân bổ mức bội chi ngân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tương ứng với mức bội chi cụ thể. "Nếu làm như thế thì tính năng động, thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp tỉnh mới được đổi mới và tiến triển", ông Bùi Đức Thụ nói.

Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP.HCM) lại phân tích theo góc độ khác. Ông cho rằng, thực chất 53 địa phương hiện nhận trợ cấp ngân sách có nghĩa là bội chi nếu xét tiếp cận trên nguồn thu. Theo vị đại biểu này: "Điều đáng bàn là làm sao đảm bảo chi theo đúng dự toán, chứ địa phương làm một đồng, chi 5 đồng, lại được phát hành thêm trái phiếu thì nên để Bộ Tài chính phát hành rồi cấp luôn cho các địa phương".

"Khoản 5, Điều 7 của dự thảo Luật quy định về Bội chi ngân sách địa phương như sau:

a) Bội chi ngân sách địa phương được đầu tư cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công 5 năm đã được Hội đồng nhân dân quyết định;

b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn: vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể về các điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương chỉ đối với những địa phương thu vượt dự toán năm trước và có khả năng trả nợ, bảo đảm trong tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

(Trích dự thảo Luật NSNN (sửa đổi))

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap