【ti le ca cuoc 5】Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Ảnh minh hoạ. |
Ngân hàngNhà nước vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM liên quan đến hoạt động đầu tưtrái phiếu của các tổ chức tín dụng.
Cụ thể,ânhàngNhànướcsẽtăngcườnggiámsáthoạtđộngđầutưtráiphiếudoanhnghiệti le ca cuoc 5 cử tri kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trải phiếu doanh nghiệpcủa các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện và cảnh bảo các rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thong các tố chức tín dụng.
Văn bản trả lời của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, thời gian qua, để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cơ quan này đã thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.
Trong đó có quy định tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp, để tăng quy mô vốn hoạt động không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.
Tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó; trong vòng 12 tháng sau khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán...
Trong vă bản trả lời cử tri, Ngân hàng nhà nước cũng để cập một số giải pháp trong thời gian tới.
Như, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, việc cung ứng các dịch vụ liên quan trái phiếu doanh nghiệp để có các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các rủi ro, vi phạm phát sinh, đồng thời thường xuyên cảnh báo, chấn chỉnh tổ chức tín dụng đối với hoạt động này.
Giải pháp nữa là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chínhvà các bộ, ngành đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp cơ cấu lại và phát triển bền vững các phân đoạn thị trường tài chính, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn của nền kinh tế.
Về đề nghị các ngân hàng thương mại có trách nhiệm mua lại trái phiếu đã trung gian chào bán cho các nhà đầu tư của cử tri, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, căn cứ các quy định hiện hành, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư theo các điều khoản, điều kiện của trái phiếu.
Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác.
Ngân hàng thương mại có trách nhiệm mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong trường họp ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động đại lý phát hành và có cam kết, ký họp đồng với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành, Ngân hàng Nhà nước hồi âm cử tri.