Công ty khởi nghiệp về vệ tinh OneWeb nộp đơn xin phá sản
Ngày 27/3,ứckinhdoanhhmớinhấtnóngnhấtngàavispa – urawa reds OneWeb, công ty khởi nghiệp về lĩnh vực vệ tinh quỹ đạo tầm thấp được Softbank tài trợ nhằm theo đuổi giấc mơ trị giá hàng tỷ USD về mạng Internet tốc độ cao, giá rẻ phục vụ vùng sâu, vùng xa đã nộp xin phá sản.
Công ty cho biết họ có kế hoạch theo đuổi việc bán doanh nghiệp của mình nhằm tối đa hóa giá trị của công ty. Tài sản của OneWeb bao gồm 74 vệ tinh internet được phóng lên quỹ đạo trong vài tháng qua khi họ bắt đầu xây dựng một dự án triển khai chùm vệ tinh gồm hơn 600 vệ tinh để phủ sóng internet băng rộng trên phạm vi toàn cầu.
OneWeb đã được gã khổng lồ Softbank của Nhật Bản đầu tư 2 tỷ USD kể từ năm 2016 nhằm vào lĩnh vực vệ tinh quỹ đạo tầm thấp nhưng thời gian qua công ty đã gặp phải nhiều vấn đề về tài chính. Trong các cuộc đàm phán với Softbank, OneWeb đã báo cáo tình hình này để đảm bảo nguồn vốn mới nhưng các cuộc đàm phán đã sụp đổ chỉ vài giờ trước khi OneWeb đưa lô 34 vệ tinh lớn thứ hai vào quỹ đạo vào ngày 28/3, theo báo cáo của Financial Times được xác nhận bởi CNN Business.
OneWeb không bình luận về những nỗ lực gây quỹ cụ thể, nhưng công ty cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao về đầu tư nhằm tài trợ đầy đủ cho công ty thông qua việc triển khai và ra mắt thương mại internet băng rộng dựa trên chùm vệ tinh của họ. Nhưng những kế hoạch đó không tiến triển vì tác động tài chính và nhiễu loạn thị trường liên quan đến sự lây lan của Covid-19. Softbank đã không trả lời các câu hỏi từ CNN Business.
OneWeb với khoảng 500 nhân viên và gần đây đã mở một nhà máy vệ tinh rộng lớn ở Florida cũng xác nhận rằng họ buộc phải sa thải khoảng 10% lực lượng lao động, điều này cũng được cho là do khủng hoảng từ kinh tế toàn cầu.
OneWeb đã huy động được hơn 3 tỷ đô la, chủ yếu từ các nhà đầu tư cao cấp bao gồm Softbank, Airbus, Tập đoàn Virgin của Richard Branson, Coca-Cola và Qualcomm. Và công ty đã từng được coi là đơn vị tiên phong trong cuộc đua bao phủ thế giới về khả năng kết nối Internet băng rộng sử dụng hàng trăm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp.
Nhưng nó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Năm ngoái, SpaceX đã mang lại doanh thu từ hoạt động kinh doanh phóng tên lửa và thu về hơn một tỷ USD. Chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp của SpaceX có tên là Starlink đã bao gồm hơn 300 vệ tinh và dự kiến có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng ngay khi hè này.
Bên cạnh đó, các liên doanh vệ tinh khác đang theo đuổi các chùm vệ tinh nhằm cung cấp internet tốc độ cao trên toàn cầu bao gồm Amazon, Telesat của Canada và Apple. Tuy nhiên, chưa biết công ty nào trong số đó sẽ thành công.
Một số liên doanh, trong đó có một liên doanh được hậu thuẫn bởi Microsoft của tỷ phú Bill Gates đã cố gắng để xây dựng chùm vệ tinh tương tự trong thập kỷ qua nhưng tất cả trong số họ đều hoặc dừng lại hoặc nộp đơn xin phá sản, hoặc phải cơ cấu mạnh mẽ kế hoạch kinh doanh của họ.
SpaceX, Amazon và những công ty khác đang cố gắng thành công nơi mà những công ty khác đã thất bại. Nhưng họ vẫn phải đối mặt với những rào cản tài chính và kỹ thuật. Họ phải chịu chi phí cao khi sản xuất hàng loạt vệ tinh và phóng chúng vào không gian và sau đó họ phải có thể cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý cho khách hàng của họ.
Nguy cơ thế giới thiếu hụt bao cao su vì đại dịch COVID-19
Trên thế giới, cứ mỗi 5 bao cao su là có 1 bao cao su do công ty Karex Bhd (Malaysia) sản xuất, theo Reuter.
Công ty Karex Bhd đã ngừng hoạt động sản xuất bao cao su tại 3 nhà máy ở Malaysia hơn một tuần do chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19.
Karex Bhd, sản xuất bao cao su cho nhiều thương hiệu như Durex (Anh), đã được cấp phép sản xuất vào ngày 27.3, nhưng chỉ với 50% lực lượng lao động theo quy định miễn trừ đặc biệt cho những ngành công nghiệp quan trọng.
Giám đốc điều hành Goh Miah Kiat cho biết: "Chúng tôi sẽ cố đáp ứng đủ nhu cầu với một nửa công suất hoạt động".
"Chúng ta sẽ chứng kiến tình trạng thiếu hụt bao cao su toàn cầu, điều này sẽ rất đáng sợ. Đối với những chương trình viện trợ nhân đạo ở châu Phi, tình trạng thiếu hụt bao cao su không chỉ kéo dài 2 tuần hay 1 tháng, có thể nhiều tháng liền", ông Goh nói.
Theo Reuters, hệ thống y tế quốc gia ở Anh và các chương trình viện trợ quốc tế như Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc được ước tính thiếu hụt 100 triệu bao cao su.
"Nhu cầu về bao cao su vẫn rất cao. Dù muốn hay không, bao cao su vẫn là sản phẩm cần thiết vì tại thời điểm không chắc chắn này, nhiều người có lẽ không lên kế hoạch sinh con”,ông Goh nói.
Kim ngạch xuất khẩu nhiều nông sản chính giảm mạnh trong quý 1
Theo Bộ Công Thương, quý 1 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, rau quả đạt 831 triệu USD, giảm 11,5%; cà phê đạt 794 triệu USD, giảm 6,4%; cao su đạt 331 triệu USD, giảm 26,1%; hạt tiêu đạt 156 triệu USD, giảm 17,6%.
Riêng gạo và hạt điều tăng cả lượng và giá trị, gạo đạt 653 triệu USD, tăng 7,9%; hạt điều đạt 644 triệu USD, tăng 0,8%.
rung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), Bộ NN&PTNT dự báo, nông sản xuất sang Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại vào cuối tháng 3.
Đầu tháng 4 tới, nhu cầu nhập khẩu nông sản vào Trung Quốc, đặc biệt là các nhóm hàng thực phẩm, tăng trở lại. Trung Quốc đang có chính sách giảm thuế 80 mặt hàng thực phẩm trong tổng số trên 800 mặt hàng để thúc đẩy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước.
Bộ NN&PTNT khẳng định, thị trường Trung Quốc sẽ là khu vực quyết định, chi phối đầu ra sản phẩm nông sản Việt Nam trong năm 2020. Do vậy, cần huy động mọi nguồn lực nhằm tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện để khai thác lợi thế này.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tất cả cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên tuyến biên giới đất liền giáp với Trung Quốc và một số cửa khẩu phụ, lối mở đều đã được thực hiện xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa và có kết quả khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn trên 1.000 xe hàng hóa, chủ yếu là nông sản đang tồn ở cửa khẩu, chờ làm thủ tục xuất khẩu.
Tính từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3-2020, có hơn 30.000 xe hàng các loại đã được xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ. Các địa phương như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh đều đã đẩy mạnh các biện pháp xuất khẩu hàng hóa, bố trí khu vực cách ly để giao nhận hàng, vừa bảo đảm mục tiêu thông quan nhanh vừa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, tại Lạng Sơn, bên cạnh các cửa khẩu có lượng xe hàng thông quan lớn như Hữu Nghị, Tân Thanh, cửa khẩu Chi Ma cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong dịch Covid-19. Mỗi ngày trung bình xuất khẩu được 60-70 xe hàng qua cửa khẩu Chi Ma, lũy kế từ 26-2 đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 36,7 triệu USD. Một số địa phương khác thực hiện xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc như Lào Cai đạt hơn 10.665 xe; Quảng Ninh hơn 1.482 xe…
Dù vậy, do cả hai nước đều đang triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nên tiến độ thông quan hàng hóa khá chậm, dẫn đến ùn ứ. Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) trung bình mỗi ngày chỉ xuất khẩu hàng hóa từ 130-150 xe. Cửa khẩu Hữu Nghị dù được mở trở lại sớm nhất nhưng trung bình mỗi ngày chỉ có khoảng 600 xe hàng được làm thủ tục xuất khẩu. Tại cửa khẩu quốc tế số 2 Kim Thành (Lào Cai) có gần 300 xe hàng, chủ yếu là thanh long, dưa hấu đang chờ làm thủ tục thông quan.
Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, một số mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam sẽ vào chính vụ để xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi năng lực thông quan của các cửa khẩu vẫn chưa được cải thiện nhiều, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện chặt chẽ nên hàng hóa có khả năng sẽ ùn ứ. Do đó, bộ đề nghị UBND các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc chỉ đạo các lực lượng chức năng sớm trao đổi, thống nhất với các địa phương biên giới phía Trung Quốc để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đồng thời bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả.
Bộ Công Thương tiếp tục khuyến cáo DN chủ động theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu để có kế hoạch sản xuất, vận chuyển hàng hóa, tránh ùn ứ ở cửa khẩu gây thiệt hại. Đồng thời, thực hiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch, triển khai các quy định về truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với Trung Quốc.
Bảo My (tổng hợp)