【tỷ lệ bóng đá vòng loại world cup】Quy trình xây dựng luật chặt chẽ

Ngày 1-7-2016,ựngluậtchặtchẽtỷ lệ bóng đá vòng loại world cup nhiều luật được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành, trong đó có Luật Trưng cầu ý dân và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những điểm mới của luật thể hiện sự thể chế hóa quyền dân chủ trực tiếp của công dân và mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể hóa quyền dân chủ của công dân

Ông Lê Minh Đang, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, cho rằng Luật Trưng cầu ý dân 2015 là sự thể chế hóa quyền dân chủ trực tiếp của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Trưng cầu ý dân không chỉ là nhu cầu tất yếu của người dân ở quốc gia dân chủ, mà còn thể hiện quyền công dân, quyền con người. Luật ra đời là một bước tiến đặc biệt quan trọng, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Qua đó, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho người dân tham gia chủ động, tích cực vào việc quyết định các công việc của Nhà nước và xã hội, phù hợp với bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Luật tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đưa ra khuôn khổ pháp lý có tính bắt buộc đối với chính quyền các cấp trong việc lấy ý kiến nhân dân đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh, đến vận mệnh của đất nước trên tinh thần tiếp thu, cầu thị, dân chủ.

Việc trưng cầu ý dân phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm để nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội. Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.

Luật Trưng cầu ý dân quy định, chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân bao gồm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân. Luật quy định việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục. Theo đó, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ các trường hợp ngoại lệ

Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân những vấn đề sau đây: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi soạn thảo văn bản

Theo bà Trần Phượng Quyên, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phân định rõ thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy của chính quyền cấp tỉnh, bao gồm: HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. UBND ban hành quyết định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

So với quy định trước đây, luật đã đổi mới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, trong đó tập trung quy định về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản; sửa đổi một số quy định trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật và đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật của một số chủ thể khác. Mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh ban hành để quy định chính sách, biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, việc lấy ý kiến được coi là thủ tục bắt buộc trong cả giai đoạn đề nghị xây dựng chính sách và giai đoạn soạn thảo.           

PHI YẾN lược ghi