88Point

Chính sách tài khóa giúp phục hồi và phát triển kinh tếChương trình phục hồi và phát triển kinh tế - nhận định giải hàn quốc

【nhận định giải hàn quốc】Chậm giải ngân gói phục hồi: Nguyên nhân do đâu?

Chính sách tài khóa giúp phục hồi và phát triển kinh tế
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mới giải ngân được 20,ậmgiảingângóiphụchồiNguyênnhândođânhận định giải hàn quốc2% quy mô
Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế ỳ ạch giải ngân dù doanh nghiệp “đói” vốn
Tích cực triển khai chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế

Gói hỗ trợ 2% lãi suất có tỷ lệ giải ngân thấp nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa lấy ý kiến các bộ, ngành vào dự thảo tờ trình Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. Tại dự thảo tờ trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến thời điểm hiện tại, một số chính sách hỗ trợ đã hết thời hạn thực hiện hoặc sử dụng hết nguồn lực được bố trí là các chính sách miễn, giảm thuế, phí, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội nhưng vẫn còn nhu cầu bổ sung nguồn lực, một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế như chính sách hỗ trợ 2% lãi suất được bố trí 40.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng số thuế đã miễn, giảm thực hiện theo các chính sách thuộc chương trình là 54.129 tỷ đồng, bằng 84,6% kế hoạch (64.000 tỷ đồng). Hiện nay, các chính sách đã hết thời gian thực hiện.

Đồng thời, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân các chính sách tín dụng ưu đãi đến hết tháng 3/2023 đạt 16.400 tỷ đồng cho gần 332 nghìn đối tượng khách hàng vay vốn, đạt 42,7% tổng quy mô chính sách được Quốc hội giao (38.400 tỷ đồng). Trong đó chính sách cho vay giải quyết việc làm đã giải ngân 10.000 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch.

Đáng chú ý, đối với gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm tối đa 40 nghìn tỷ đồng (thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi), số tiền hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chỉ đạt khoảng 330 tỷ đồng, tương đương 0,83% nguồn lực bố trí để thực hiện chính sách (40.000 tỷ đồng). Dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ giải ngân được khoảng 2.570 tỷ đồng, còn khoảng 37.430 tỷ đồng không sử dụng hết (năm 2022 là 15.900 tỷ đồng, năm 2023 là 21.530 tỷ đồng).

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 67% khách hàng thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất và đủ điều kiện thụ hưởng nhưng không có nhu cầu được hỗ trợ lãi suất. Có trường hợp khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất nhưng đã chủ động hoàn trả ngân hàng thương mại toàn bộ số tiền. Khoảng 87% khách hàng thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất nhưng không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất. Hiện nay, việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đạt kết quả rất thấp.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp luôn kỳ vọng vào sự hỗ trợ, tạo thuận lợi từ chính quyền địa phương. Ảnh: H.Dịu
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp luôn kỳ vọng vào sự hỗ trợ, tạo thuận lợi từ chính quyền địa phương. Ảnh: H.Dịu

Tâm lý e ngại khiến việc giải ngân chậm

Lý giải nguyên nhân vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có 2 nguyên nhân chủ yếu cho các khó khăn, vướng mắc trên. Cụ thể là do khách hàng có tâm lý e ngại (đặc biệt là doanh nghiệp), do phải tuân thủ các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp được hỗ trợ lãi suất (theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Đồng thời, khách hàng có tâm lý lo ngại trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất sẽ khó xử lý do số tiền được hỗ trợ lãi suất đã được hạch toán vào lợi nhuận doanh nghiệp và chia cổ tức cho cổ đông.

Bên cạnh đó, cũng có khó khăn trong việc xác định đối tượng khách hàng thuộc diện “có khả năng phục hồi” theo quy định tại Nghị quyết số 43. Khách hàng mặc dù có khả năng trả nợ nhưng cũng không thể khẳng định có khả năng phục hồi (thường thể hiện thông qua các tiêu chí định lượng như doanh thu/sản lượng/lợi nhuận tăng hoặc các tiêu chí định tính như diễn biến, chiều hướng kinh doanh). Trường hợp khách hàng được hỗ trợ lãi suất nhưng tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng đến các tiêu chí nêu trên làm cho ngân hàng thương mại và khách hàng e ngại bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra đánh giá trục lợi chính sách.

Về vướng mắc khi thực hiện chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, các cấp, ngành ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức, quán triệt đầy đủ về tầm quan trọng của chương trình; chưa tích cực đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý; chưa làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu đúng về chính sách. Một bộ phận cán bộ có tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm của trong triển khai thực thi chính sách. Trình tự, thủ tục thực hiện, giải ngân của một số chính sách còn phức tạp, trải nhiều bước. Chính quyền địa phương còn phát sinh thêm thủ tục dẫn đến tâm lý chán nản, không còn nhu cầu của đối tượng thụ hưởng. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa sát sao, quyết liệt trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc chương trình, dẫn đến kéo dài thời gian, chậm tiến độ.

Một số chính sách hỗ trợ đã hết thời hạn thực hiện, có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện hạn chế, chưa đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nghiên cứu, có cơ chế, chính sách điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực. Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo, xác định đối tượng thụ hưởng, bám sát thực tế.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap