Khoản tiền này được chi trả cho các vi phạm về việc bán trái phiếu thế chấp chất lượng thấp ở Mỹ,ácngânhàngtrảtiềnphạtkỷlụctỷUSDtrongnăkq fc seoul thâu tóm lãi suất và các giao dịch tiềm ẩn rủi ro cao như vụ bê bối London Whale của JPMorgan.
Cơ quan quản lý trên toàn cầu đang nỗ lực đào sâu hơn về những vi phạm của các ngân hàng trong quá khứ, đặc biệt là Chính Phủ Mỹ đã áp đặt mức phạt cao hơn gấp 10 lần ở Châu Âu.
Các khoản tiền phạt và dàn xếp chi trả cho Chính Phủ Mỹ lên tới 40 tỷ USD trong năm nay, theo ước tính của hãng tin Reuters. Khoản tiền phạt cao nhất là 13 tỷ USD của JPMorgan chi trả cho vi phạm về việc bán trái phiếu tài sản thế chấp chất lượng thấp.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý của Châu Âu cũng phạt các ngân hàng tổng cộng hơn 3 tỷ USD. Nổi bật là vụ xử phạt 1,7 tỷ euro áp dụng đối với 6 tổ chức tài chính vì thâu tóm lãi suất Libor và Euribor trong tháng này.
Có 2 xu hướng rõ rệt đó là các nhà quản lý đang nặng tay xử phạt vi phạm của các ngân hàng trong nỗ lực thanh lọc ngành tài chính và cũng hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để lật tẩy các vi phạm.
Rất nhiều công ty hiện nay mong muốn được dàn xếp các vụ rắc rối sớm để tránh những sự tai tiếng lan rộng hoặc ảnh hưởng mang tính chính trị và ngày càng nhiều sai phạm sẽ bị lật tẩy, một nguồn tin cho biết.
Các ngân hàng đang đối mặt với viễn cảnh sẽ phải chi trả khoản tiền phạt và dàn xếp lớn hơn trong năm tới./.
Mai Linh (Theo Reuters)