88Point

Giữa ồn ào, nhộn nhịp của phố thị, nép vào một quán nước bên đường soi kèo tottenham tối nay

【soi kèo tottenham tối nay】Nhớ nét quen xưa...

Giữa ồn ào,ớntquenxưsoi kèo tottenham tối nay nhộn nhịp của phố thị, nép vào một quán nước bên đường, nhấm từng giọt cà phê, tôi cảm nhận được sự thay da đổi thịt của quê hương hiện nay, nhưng vẫn thổn thức một niềm nhớ những nét quen xưa !

Đô thị Vị Thanh với biểu tượng Tháp đồng hồ đặc trưng.

Góc phố xưa gợi về bao ký ức thật chân phương

Hơn 10 năm rồi mới trở lại thành phố Vị Thanh, cô bạn thân rủ tôi chạy một vòng để cảm nhận không khí yên bình những tháng ngày xưa cũ. Vẫn những góc phố ít ngã tư, nhiều ngã ba như nét rất riêng ở Vị Thanh vẫn còn, những quán cháo trắng, bún, phở lâu đời vẫn vậy, nhưng hai bên đường đã có nhiều đổi thay, cây xanh được trồng theo từng loại, ở từng con đường.

Ngửi những chùm ngọc lan vừa nở tỏa hương thơm ngào ngạt trên đường Nguyễn Công Trứ, rồi dừng lại cây hoa sữa trên đường vào Hồ Sen, cô bạn nói: “Hồi đó, nó nhỏ xíu, còn chưa có bông, giờ lớn quá. Không biết cái quán ăn vặt, mà tụi mình hồi đó ưa ngồi ăn, nào là hột vịt dữa, ốc đắng, gỏi cuốn, bánh tép… với giá rất là rẻ gần đây có còn không. Hồ Sen giờ được cải tạo đẹp quá, mùa này sen ra lá non tơ, là biết sắp tới tết rồi”.

Trong dòng cảm xúc muốn tìm lại nét riêng xưa trong ký ức của mỗi người, tôi rủ cô bạn theo mình về nơi khởi nguồn cho bài hát “Tình anh bán chiếu” - thành phố Ngã Bảy. May mắn cho chúng tôi là gặp được một người phương xa, nhưng vì mến yêu thành phố nằm bên bờ sông Ngã Bảy, vì nhớ tình đất, tình người, mà ở lại và gắn bó với mảnh đất này. Dắt tôi vòng quanh chợ Ngã Bảy, chị kể về một Ngã Bảy ngày xưa, khi đó chợ nổi vẫn còn tấp nập xuồng ghe, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn thu hút nhiều du khách quốc tế.

Ngồi ở một quán cóc, chị kể: Chị làm trong ngành văn hóa, hồi đó mỗi khi đi phục vụ bà con xong, cả nhóm kéo ra quán cóc ngồi ăn vặt… Góc này, khi xưa có bà cụ bán gánh cốm chùi, loại cốm được bung từ loại nếp ngon, trộn với đường rồi vắt lại bằng nắm tay tròn như quả bóng nhỏ, giòn rụm, thơm thơm, béo ngậy, ngon lắm… Góc kia là “gánh” cà phê pha vợt, hút khách uống “xây chừng”, hình như bán sáng đêm, mùi hương bay ngào ngạt say lòng người, giờ nhắc lại vẫn nhớ lắm mùi hương đó. Còn trong hẻm kia ngày xưa là rạp hát, hồi đó đường chật, người ta bày bán thức ăn vặt đầy, ngồi san sát nhau, với tay là có thể mua được…

Mỗi con đường, góc phố đều gợi nhớ những kỷ niệm rất riêng của mỗi người. Tiếc rằng chúng tôi không đủ ngôn từ, hình ảnh để diễn tả nỗi nhớ, nét đẹp đến nao lòng, như cố nhạc sĩ Sơn Hà, sâu lắng trong dòng cảm xúc trong bài “Ngẫu hứng đêm Xà No”, “Bảy dòng sông nhớ” thiết tha, gợi nhớ, hay nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Phúc trong bài hát “Vị Thanh, thành phố tôi yêu”: “Hồ Sen thoáng hơi sương, hương hoa vương hạt nắng, áo trắng bay sân trường. Một vòng xoay uốn lượn, một ngã ba đường đọng lại bao nhớ nhung”. Nhạc sĩ từng chia sẻ, khi mới chia tách tỉnh, về đây buồn lắm, ông có nhiều cơ hội ngắm các đường phố Vị Thanh, phát hiện nhiều điểm đặc biệt, nhiều con đường, ít ngã tư, nhiều ngã ba và người dân ở đây không hề nhớ tên đường như một thói quen. Với người ở nơi khác đến rất hụt hẫng, bởi hỏi đường là nhận ngay cái lắc đầu, kèm theo câu hỏi ở đó có đặc điểm gì ghi nhớ? Gần chỗ nào? Thì ra, nét thân quen hàng ngày đã làm họ quên mất tên những con đường, chỉ nhớ đặc điểm dễ nhìn ở đó, như hiệu buôn hay tên quán ăn, cái nhà gì đó to to, nhiều tầng. Dù thiệt… kỳ cục, nhưng càng nghiền ngẫm, lại thấy hay, nó làm nên nét riêng mà những ai đi xa vẫn nhớ về nơi này và luôn muốn giữ mãi nét chân phương, bình dị đó!

Thành phố Ngã Bảy hiện nay.

Giữ hồn quê giữa nhịp sống hiện đại

Hậu Giang hôm nay, sau 18 năm phát triển, đã khoác trên mình chiếc áo mới. Không chỉ những con đường nội ô được nâng cấp, mở rộng, những căn nhà nho nhỏ ngày xưa đã trở thành cao tầng, những hàng quán cũng được nâng cấp đẹp, rộng và thoáng để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Nhiều khu nhà ở sang trọng, nhà hàng, khách sạn mọc lên san sát, như những đóa hoa khoe sắc, minh chứng cho một Hậu Giang đang vươn lên hòa nhập vào dòng phát triển.

Nét xưa nay đã lùi dần trong ký ức, bến xe, bến đò xưa với những dãy nhà sàn buôn bán trên sông, giờ là bờ kè, công viên cây xanh thẳng tắp, nhìn lên trên là Tháp đồng hồ với hình ảnh rồng uốn lượn, vươn cao thể hiện cho sự bứt phá của thành phố trẻ, kia là Vincom Vị Thanh hoành tráng thay cho dãy nhà xưa cũ. Theo dòng Xà No, hướng về Châu Thành A còn có khu đô thị Cát Tường đang dần nên hình, hay khu đô thị bên kia cầu Xà No cũng đang dần mở rộng không gian thoáng đãng, sang trọng cho trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang…

Ngay cả khu Rạp hát Kim Đô ngày xưa in đậm trong ký ức người dân Vị Thanh (khi chia tách tỉnh, là nơi biểu diễn các chương trình nghệ thuật) được thay thế bằng dự án khu trung tâm thương mại sầm uất, sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào một ngày không xa. Đây sẽ là nơi mua sắm, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng với nhiều khu liên hợp độc đáo giữa lòng phố thị, giữa những con đường rợp bóng cây với nhiều đường dẫn ra bờ kè Xà No mênh mang gió lộng. Phía bờ kè ngày đó, có nhiều ngôi nhà sàn trên sông, bán tạp hóa cho khách thương hồ, nơi có bến tàu khách đi các tỉnh, giờ đã mất dấu…

Một góc thành phố Vị Thanh vào ban đêm.

Những nét duyên xưa nhường chỗ cho những công trình mới, khiến nhiều người nuối tiếc, nhưng không nhiều, thay vào đó là niềm vui và hạnh phúc vì chứng kiến quê mình đang vươn lên hòa nhập, đổi thay từng ngày. Sự yên ả của những góc phố thân quen ngày nào giờ náo nhiệt hơn. Góc xưa yên bình chỉ còn trong ký ức.

Cuộc sống đổi thay, phát triển, buộc mỗi người phải tiến về phía trước đã là quy luật muôn đời. Mỗi người sẽ có một cách riêng để cất giữ trong ký ức, để kể lại với con cháu mình hay những dịp hàn huyên cùng bằng hữu. Có người dùng nghệ thuật để kể, lưu lại ký ức bằng văn, thơ, nhạc, họa, để mọi người cùng chia sẻ, trải nghiệm… Dù bằng cách nào, thì đó chính là tình yêu, trách nhiệm và niềm tự hào của những người con với quê hương xứ sở.

Nét quen xưa có lẽ sẽ không còn theo thời gian, nhưng ký ức sẽ mãi được lưu giữ. Đó là tình cảm, là nỗi nhớ và cũng là quê hương đã nuôi ta khôn lớn!

Xây homestay 3 công đất để “lưu giữ ký ức”

Homestay của chị Trần Hạnh với nét quê dung dị.

 

Chị Trần Hạnh, người đã chọn thành phố Ngã Bảy làm quê hương mình, không chịu bằng lòng lưu giữ ký ức đã qua bằng niềm nhớ, để trong lòng, mà muốn xây dựng một nơi cất giữ nét hồn hậu của miền quê xưa để giới thiệu với mọi người, làm nơi để mọi người tìm lại chút bình yên giữa phố thị.

Homestay của chị khoảng 3 công đất, bên bờ sông Ngã Bảy, thuộc địa bàn xã Đại Thành, đã nên hình, nên vóc với nét quê dung dị, làm nao lòng người muốn tìm về ký ức tìm lại hình ảnh thân quen, mộc mạc mà hồn hậu lạ thường. Với những người trẻ, sẽ háo hức khi được đi cầu tre lắt lẻo, được mặc chiếc áo bà ba ra vườn hái rau, được ăn uống những món ăn quê, điều mà họ khó tìm giữa nhịp sống hiện đại.

 

THẢO HƯƠNG

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap