【tỷ số bóng đâ】ASEAN vững tay chèo, vượt sóng cả
Kỷ niệm 54 năm thành lập ASEAN: Đoàn kết,ữngtaychèovượtsóngcảtỷ số bóng đâ vững bước phát triển | |
Hướng tới Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, thịnh vượng, rộng mở | |
Doanh nghiệp kỳ vọng gia tăng xuất khẩu cá tra ở thị trường ASEAN |
ASEAN vững tay chèo, vượt sóng cả |
Các kết quả đạt được trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 54 (AMM-54) và các hội nghị liên quan, tổ chức đúng dịp 54 năm thành lập ASEAN (8/8/1967) một lần nữa cho thấy ASEAN vẫn vững vàng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, bất chấp những tác động tiêu cực từ những thách thức mới như đại dịch Covid-19 hoành hành, tình hình bất ổn tại Myanmar hay sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các nước lớn trong khu vực.
Trong bối cảnh Đông Nam Á đang là “điểm nóng” của dịch Covid-19, các hội nghị trong khuôn khổ AMM-54 dành nhiều thời gian thảo luận về nỗ lực chống dịch song song với phục hồi kinh tế. Quỹ ứng phó ASEAN về Covid-19, một trong những sáng kiến quan trọng của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các nước thành viên và các đối tác. Thông cáo chung của AMM-54 cho biết mức cam kết của các nước thành viên và đối tác bên ngoài cho Quỹ ứng phó ASEAN về Covid-19 đã lên đến 20,5 triệu USD. Bên cạnh đó, các ngoại trưởng ASEAN cũng đề ra Kế hoạch hành động và Chiến lược khu vực về An ninh và Tự cường về vắc xin của ASEAN 2021-2025, trong đó kêu gọi các nước thành viên và các đối tác tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin, cung cấp khả năng tiếp cận công bằng đối với thuốc điều trị Covid-19, cũng như chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp sức khỏe cộng đồng khác trong tương lai.
Bên cạnh đó, AMM-54 còn tập trung tìm cách tháo gỡ vấn đề Myanmar. Việc ASEAN bổ nhiệm Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei - ông Erywan Yusof làm đặc phái viên ASEAN tại Myanmar được xem là điểm nhấn quan trọng. Bước tiến của ASEAN trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Myanmar đã được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh quyết định bổ nhiệm đặc phái viên của ASEAN là bước đi quan trọng nhằm thực thi Đồng thuận 5 điểm đã được thông qua tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN ngày 24/4. LHQ mong muốn tiếp tục hợp tác với ASEAN để ứng phó phù hợp với cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Nhiều nước, như Nhật Bản, Mỹ… đã hoan nghênh và bày tỏ ủng hộ quyết định của ASEAN.
Về vấn đề Biển Đông, các bên đều khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, cũng như việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), các biện pháp xây dựng lòng tin và việc tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm tránh làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng tại Biển Đông. Các bộ trưởng cũng nêu bật sự cần thiết duy trì và thúc đẩy một môi trường có lợi cho các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC); hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lầm.
Dấu ấn lớn nhất về mặt đối ngoại tại hội nghị lần này là việc ASEAN trao quy chế Đối tác đối thoại đầy đủ cho Vương quốc Anh. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã bày tỏ tự hào khi Anh trở thành nước đầu tiên được ASEAN trao tư cách Đối tác đối thoại trong 25 năm qua, đồng thời khẳng định mong muốn mở rộng thương mại, củng cố hợp tác an ninh và phối hợp hành động vì thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Những kết quả thực chất đạt được tại AMM-54 và các hội nghị liên quan một lần nữa chứng minh rằng sự đoàn kết, đồng lòng, làm nên sức mạnh giúp ASEAN “vững tay chèo, vượt sóng cả”, trụ vững và phát triển trong suốt 50 năm qua. Đây cũng là sức mạnh để tổ chức khu vực này tiếp tục vượt qua những thách thức, vững bước trên con đường xây dựng Cộng đồng thịnh vượng.