您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【kq net 200 ngày】Thu phí phát thải để cải thiện chất lượng không khí

88Point2025-01-12 13:16:15【Nhà cái uy tín】8人已围观

简介Đại diện ban tổ chức phát biểu tại sự kiện. Ảnh: LVNgày 27/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học kq net 200 ngày

ht

Đại diện ban tổ chức phát biểu tại sự kiện. Ảnh: LV

Ngày 27/8,íphátthảiđểcảithiệnchấtlượngkhôngkhíkq net 200 ngày tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội cùng trường Đại học Xây dựng phối hợp với Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) tổ chức hội thảo “Chất lượng không khí Hà Nội: Thực trạng và định hướng giải pháp”.

Bụi PM2.5 vượt ngưỡng quy chuẩn

Theo GreenID, ô nhiễm không khí hiện là một trong những thách thức cấp bách nhất đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường trên Trái đất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Ô nhiễm không khí là 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên toàn cầu, tạo ra gánh nặng kinh tế với mức thiệt hại ước tính hàng năm lên tới 225 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thị Anh Thư - cán bộ nghiên cứu của GreenID cho biết, tại Hà Nội, bụi PM2.5 vẫn là thông số có mức độ ô nhiễm cao nhất, nồng độ trung bình năm 40,1 μg/m3, vượt khoảng 1,5 lần quy chuẩn Việt Nam (QCVN- 25 μg/m3/năm), vượt 4 lần so với khuyến nghị WHO AQG (10 μg/m3).

Một số trạm có nhiều ngày vượt QCVN như Minh Khai, Phạm Văn Đồng, Đại sứ quán Mỹ, Nguyễn Văn Cừ (25- 35%).Trong số 361 ngày đo thì tại trạm Minh Khai có tới 129 ngày có nồng độ PM2.5 trung bình 24h vượt quá QCVN, tại trạm Phạm Văn Đồng là 109 ngày.

Xu hướng chất lượng không khí tại Hà Nội trong 3 năm qua: mùa đông có mức độ ô nhiễm cao hơn mùa hè và có mức độ khác biệt khá lớn. Nồng độ các chất ô nhiễm không khí (ngoại trừ O3) nhìn chung có xu hướng gia tăng trong mùa khô (mùa thu và mùa đông).

Kết quả phân tích trong 3 năm qua cũng chỉ ra rằng chất lượng không khí ở Hà Nội bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, các ngày có nồng độ bụi cao vượt chuẩn quốc gia thường tập trung vào các tháng mùa lạnh và các giai đoạn này thường chịu ảnh hưởng của khối khí từ phía Đông và Đông Bắc. Ngược lại, các tháng mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 ở Hà Nội có mức chất lượng không khí khá tốt và nằm dưới giới hạn quy chuẩn quốc gia.

Theo nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội, các nguồn đóng góp tới ô nhiễm không khí tại Hà Nội gồm: bụi PM2.5 từ giao thông: 40%, từ xe diesel: 10%; bụi nano từ giao thông: 46,3%.

Ngoài việc ô nhiễm không khí bên ngoài môi trường, PGS, TS. Trần Ngọc Quang, Bộ môn Vi khí hậu - môi trường xây dựng (Trường Đại học Xây dựng) còn đề cập đến nồng độ bụi siêu mịn tại các nhà ở trên địa bàn Hà Nội. Báo cáo của nhóm nghiên cứu cảnh báo người dân về nhiều nguồn gây ô nhiễm có thể sinh ra bụi mịn, bụi nhiệt nano tại nhà ở. Trong đó, có các hoạt động như nấu ăn, sử dụng các thiết bị điện tử, lò vi sóng…

Áp dụng phí phát thải để kiểm soát các nguồn phát thải lớn

Để cải thiện chất lượng không khí, đại diện GreenID đưa ra khuyến nghị cần sớm ban hành chính sách riêng về bảo vệ môi trường không khí. Ví dụ như xây dựng Luật Không khí sạch, để đưa ra khung pháp lý và hướng dẫn cụ thể về quản lý chất lượng không khí ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần thiết lập nhiều hơn trạm quan trắc chất lượng không khí tự động, đồng thời thúc đẩy ứng dụng các thiết bị cảm biến chất lượng không khí chi phí thấp hỗ trợ giúp nâng cao nhận thức của người dân và cảnh báo người dân về tình trạng ô nhiễm không khí. Theo GreenID, cần nhiều hơn những nghiên cứu về ô nhiễm không khí nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách..

Ngoài ra, cần thúc đẩy các ngành kinh tế phát thải thấp, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng. Đồng thời ban hành chính sách và cơ chế hỗ trợ ứng dụng các công nghệ xanh, đặc biệt trong các ngành năng lượng, giao thông và công nghiệp.

GreenID cũng cho rằng, cần có chính sách kiểm soát các nguồn phát thải, đặc biệt là các nguồn lớn như công nghiệp (nhiệt điện, xi măng, sắt thép, hóa chất), giao thông ... Đi cùng với đó là xem xét sử dụng công cụ tài chính để kiểm soát các nguồn phát thải lớn (xi măng, nhiệt điện, thép...).

Đồng quan điểm này, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, cần sớm thu phí phát thải để cải thiện chất lượng không khí. Vấn đề phí phát thải đã được quy định trong Luật Thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay việc ban hành nghị định vẫn gặp một số vướng mắc do chưa xác định được căn cứ tính phí khí thải, các thông số như thế nào, đo đạc ra sao cho chính xác là vấn đề khó.

“Tôi được biết, Bộ Tài chính được giao soạn thảo nghị định về phí phát thải. Tôi rất hi vọng trong năm nay, nghị định đó sẽ hoàn thiện để có thêm 1 công cụ tài chính kiểm soát nguồn phát thải, góp phần cải thiện chất lượng không khí” - ông Tùng nhấn mạnh.

Theo ông Tùng, có thể lắp đặt thiết bị quan trắc tự động tại một số cơ sở sản xuất phát thải lớn. Những số liệu quan trắc này sẽ là cơ sở quy định tính phí khí thải để làm sao các cơ sở sản xuất dù có thể đáp ứng các quy chuẩn cho phép nhưng vẫn phải nộp phí phát thải để giảm thiểu lượng phát thải ra ngoài môi trường.

Ông Tùng cũng cho rằng, cần tiến hành kiểm kê phát thải càng sớm càng tốt để xác định rõ tỷ lệ các nguồn gây ô nhiễm từ giao thông, xây dựng, các nguồn sản xuất… Thực hiện kiểm kê phát thải càng sớm thì càng có cơ hội đề ra những chính sách phù hợp, khả thi. Từ đó, sẽ xây dựng được một kế hoạch quản lý môi trường không khí xác thực, biết được làm gì, bao giờ, ưu tiên cái gì trước để đảm bảo chất lượng không khí an toàn cho người dân./.

Thảo Miên

很赞哦!(4384)