【bảng xếp hạng colombia primera a】Xuất khẩu vải vẫn có cơ hội
Đã từng xuất khẩu vải sang một số nước châu Á và châu Âu,ấtkhẩuvảivẫncócơhộbảng xếp hạng colombia primera a tuy nhiên Công ty Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Thanh Hà gặp phải không ít khó khăn khi xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Mận, Giám đốc Công ty Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Thanh Hà nêu dẫn chứng, "năm 2013, chúng tôi đã xuất khẩu 350 tấn vải sang Hàn Quốc nhưng khi hàng hóa sang, đối tác “kêu” chúng tôi giao thiếu hàng. Với 350 tấn vải đó, đối tác cho biết chúng tôi thiếu khoảng... 30 kg!”.
Do vậy, doanh nghiệp này đã phải nhờ Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc sang kho kiểm tra cân hàng thì 100 thùng hàng... không thiếu. “Nếu để doanh nghiệp bay đi bay lại sẽ rất tốn kém, khó khăn, thậm chí còn hư hỏng hàng hóa. Trong trường hợp này, sự hỗ trợ của tham tán thương mại là rất hiệu quả, các doanh nghiệp nên nắm bắt”, bà Mận nói.
Không chỉ xuất khẩu sang Hàn Quốc mà doanh nghiệp này bắt đầu xúc tiến đưa quả vải và những sản phẩm nông sản khác sang Australia, Trung Đông.
Riêng với thị trường Mỹ, “vải Việt Nam muốn xuất khẩu không phải khó, thậm chí còn có lợi thế cạnh tranh. Bởi lẽ, vải của Mexico to quả, không ngon, đồng thời nhạt (độ đường chỉ 13,5%, còn vải của Việt Nam độ đường lên tới 19-20%), trong khi một số nước thích ăn ngọt”, bà Mận cho biết.
Đứng từ góc độ của môt doanh nghiệp phân phối, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc siêu thị Big C cho hay: "Chúng ta không thể phập phù trông đợi vào bán 15.000-20.000 đồng/kg vải mà phải nghĩ tới bán 5-10 USD/kg. Hàng năm, Big C tổ chức giới thiệu sản phẩm nông sản tại Pháp, châu Âu, giới thiệu vải tại Casino, tại hệ thống công ty mẹ của Big C và được đánh giá cao".
Như vậy, nông sản của Việt Nam trong đó có quả vải vẫn còn cơ hội rất lớn ở các thị trường thế giới. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu, vai trò của tham tán thương mại rất quan trọng. Vì vậy bà Mận kiến nghị, Bộ Công Thương cùng tham tán thương mại ở các nước tích cực giúp đỡ doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp khi xuất khẩu cần chú ý và đưa tiêu chí chất lượng lên hàng đầu.
Trên thực tế, quả vải được xếp vào loại hoa quả "đặc thù" do thời gian thu hoạch ngắn, lại khó để được lâu... Do vậy, ông Dũng cho rằng, cần tăng cường quảng bá sản phẩm và tạo dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế, hay nói cách khác là việc kết nối thông tin giữa người nông dân, doanh nghiệp với thị trường.
Để giải quyết vấn đề này, tại Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tiêu thụ vải thiều, trái cây, hàng nông sản giữa TP. Hà Nội và tỉnh Hải Dương ngày 5-6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sắp tới Bộ Công Thương sẽ xây dựng cơ chế định hướng thông tin tới doanh nghiệp và ngành nghề. “Với chương trình này, doanh nghiệp và người nông dân sẽ được cung cấp thông tin thường xuyên”, ông Trần Tuấn Anh nói.