【lịch thi đấu indonesia liga 1】Vượt khó mang chữ đến vùng biên

Điểm trường ấp Măng Cải Trường tiểu học Lộc Thiện B,ượtkhoacutemangchữđếlịch thi đấu indonesia liga 1 xã Lộc Thiện (Lộc Ninh) đóng trên địa bàn biên giới, thuộc diện đặc biệt khó khăn. Để có thể trụ lại nơi đây dạy chữ cho học sinh, các thầy cô giáo đã phải vượt qua nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, xa trung tâm huyện gần 10km. Bên cạnh đó, với địa bàn có trên 40% học sinh là người DTTS, nhiều em chưa được học mẫu giáo nên ít biết tiếng phổ thông hoặc nghe được nhưng không nói rõ nên các thầy cô lại càng phải cần mẫn, kiên trì hơn. Thầy cô còn phải học tiếng đồng bào để việc giảng dạy thuận lợi và hiệu quả hơn. Thầy Hoàng Trọng Văn, giáo viên của trường cho biết: “Tôi công tác ở trường đã 26 năm. Đường vào điểm lẻ rất khó đi, nhất là khi trời mưa. Tuy nhiên vì yêu trò, mến trẻ nên chúng tôi phải khắc phục khó khăn để mang con chữ đến với các em”.

Hơn 26 năm thầy Hoàng Trọng Văn vẫn miệt mài “gieo” chữ cho học sinh vùng biên giới

Trường tiểu học Lộc Thiện B có 1 điểm chính và 3 điểm lẻ với 213 học sinh; trong đó 3 điểm lẻ của trường có 2 lớp ghép nên chất lượng dạy và học còn hạn chế. Dù khó khăn gian khổ, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng các thầy cô giáo vẫn luôn gắn bó với các em. Phó chủ tịch UBND xã Lộc Thiện Hoàng Minh Đức cho biết: “Trường tiểu học Lộc Thiện B còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, tỷ lệ học sinh người DTTS cao nhưng các thầy cô giáo vẫn luôn nhiệt tình, đem hết tâm huyết truyền đạt kiến thức cho các em. Nhờ vậy kết quả học tập của học sinh ngày càng nâng cao”.

Trường tiểu học Lộc Thành B, xã Lộc Thành - xã biên giới của huyện Lộc Ninh, có trên 60% học sinh DTTS. Kinh tế của người dân nơi đây còn hạn hẹp, ý thức tự giác của phụ huynh trong chăm lo học tập cho con em chưa cao. Chính vì vậy, thầy cô đã đến từng nhà vận động thuyết phục phụ huynh. Hiệu trưởng Lê Văn Lâm cho biết: “Trước khi đi vận động học sinh ra lớp, Chi bộ, Ban giám hiệu trường và giáo viên chuyên trách đã lên kế hoạch báo cho chính quyền xã, ban điều hành ấp, rà soát lên danh sách số trẻ trong độ tuổi đi học để tổ chức bám sát từng hộ, đồng thời vận động thuyết phục phụ huynh cho các em đi học, đảm bảo 100% trẻ độ tuổi đi học được đến trường”.

Huyện Lộc Ninh có 7 xã biên giới, thực tế cho thấy, giáo viên vùng sâu, xa, vùng biên giới đang gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng không vì thế mà những người “lái đò” giảm đi sự nhiệt tình, năng nổ, ngược lại họ luôn nỗ lực đem hết tâm huyết, kiến thức của bản thân tiếp bước các em đến trường, rộng mở tương lai.

Văn Hùng