88Point

Ông Lương Thành Kỷ, ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng H kqbd úc

【kqbd úc】Bí quyết nuôi ba ba thành công

Ông Lương Thành Kỷ,kqbd úc ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, được biết đến là người nuôi ba ba trong hầm nổi thành công. Ưu điểm dễ làm, chi phí thấp, hạn chế thức ăn, thuận tiện trong việc quản lý và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Hầm đất nuôi ba ba lớn của ông Lương Thành Kỷ.

Cách làm độc đáo

Đến ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, hỏi nhà ông Lương Thành Kỷ, nuôi ba ba thì bà con ai cũng biết. Bởi, ông là một trong những người tiên phong áp dụng kỹ thuật nuôi ba ba giống trong hầm nổi tại địa phương. Tính đến nay, ông đã có hơn 14 năm kinh nghiệm nuôi loài thủy sản này. Trước dịch bệnh, lợi nhuận từ mô hình nuôi ba ba của ông Kỷ hơn 300 triệu đồng/năm, với diện tích nuôi chừng 300m2 mặt nước.

Dẫn chúng tôi ra sau nhà, chỉ vào những hầm nuôi ba ba của gia đình, ông Kỷ chia sẻ, ban đầu ông mua 4.000 con ba ba giống về nuôi. Khoảng 4 năm sau, khi ba ba lớn, ông bán cho thương lái, chỉ chọn và chừa lại 500 con ba ba cái và khoảng chục con đực chất lượng, rồi từ từ gây giống cho đến tận bây giờ. Ông Kỷ cho hay: “Nuôi ba ba đực khá cực vì sẽ chậm lớn nếu không cung cấp đủ thức ăn, đó là chưa kể chúng năng động, hiếu chiến với nhau nên dễ bị hao hụt. Còn nuôi ba ba cái thì có phần nhẹ hơn, chúng sinh sản, có thể ấp bán con giống và lại tiếp tục làm vốn để đầu tư tiếp”.

Nói về cơ duyên đến với nghề, lão nông U70 nhớ lại, hơn chục năm trước, khi phong trào nuôi ba ba tại địa phương bắt đầu phát triển mạnh, nhiều người thả nuôi và thành công, có của ăn, của để, phất lên khá giàu. Sau nhiều ngày tìm hiểu, ông Kỷ nhận thấy ba ba là loài dễ nuôi, lại ít bị bệnh và chi phí thấp nên ông quyết định đầu tư. Vậy là những con ba ba giống đầu tiên được thả nuôi trong hầm đất như những hộ xung quanh. Nhưng sau đó không lâu, ông Kỷ nhận thấy ba ba sống trong ao đất dễ bị nấm bệnh và hao hụt nên kết quả không được như mong đợi.

 “Vạn sự khởi đầu nan”, sau nhiều đêm trăn trở, ông Kỷ đã nghĩ ra phương pháp ương ba ba trong hầm nổi và mạnh dạn đưa ý tưởng vào thực tế. Theo ông, hầm nổi có nhiều ưu điểm như dễ làm, chi phí thấp, hạn chế thức ăn dư và đặc biệt là thuận lợi trong việc quản lý, ba ba ít bị bệnh. Hầm nổi nuôi dưỡng ba ba giống từ 3-4 tháng, con càng lớn giá càng cao, tăng thêm thu nhập cho người nuôi từ 20-30% so với việc bán con giống sau khi nở. Ba ba nuôi chừng 1 năm tuổi là có thể gây giống. Khi ba ba cái đẻ xong, ông Kỷ đem trứng ấp trong các thùng cát khoảng 45 ngày.

“Thời điểm thuận lợi để ba ba sinh sản là vào các tháng thời tiết ấm áp, từ tháng Giêng, tháng hai trở đi. Còn khoảng tháng chín đến tháng Chạp, chúng sẽ ít đẻ trứng. Ví dụ, hồi đó 3 bữa thì sẽ ấp 3 lớp trứng trong thùng cát. Còn hiện tại trứng bắt đầu ít nên chỉ ấp nửa lớp/thùng”, ông Kỷ cho biết.

Ba ba con mới nở được nuôi trong bể xi măng 3-4 ngày, sau đó chuyển ra hầm nổi. Hầm nổi chiều cao khoảng 50cm, phủ bạc, bên trên lợp lưới râm. Trong hầm, ông Kỷ để các tàu lá dừa, mục đích làm chỗ cho ba ba con trú ẩn.

“Cỡ 2-3 bữa mình thay nước một lần, mùa mưa thì phải thay thường xuyên để tránh ba ba bị bệnh. Xả nước trong hầm ra chừa lại khoảng 30% rồi bơm nước ngoài sông vô. Nước trong hầm đừng để quá trong, ba ba sẽ dễ bị bệnh đốm trắng, khó trị. Nuôi trong hầm nổi chừng khoảng 1 tháng cho ba ba con cứng cáp, rồi mới thả ra hầm đất nuôi tiếp thì giảm hao hụt hơn. So với hầm đất thì ương nuôi hầm nổi hiệu quả hơn”, ông Kỷ cho biết.

Chật vật đầu ra vì Covid-19

Những năm gần đây, nhận thấy nuôi ba ba bán thịt cho thương lái lời nhiều nhưng đi kèm với rủi ro cao nên ông Lương Thành Kỷ chuyển hướng sang nuôi ba ba giống. Nhưng năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không chỉ nghề nuôi ba ba giống mà nhiều vật nuôi, nông sản khác cũng chật vật đầu ra.

Trò chuyện với chúng tôi bằng giọng buồn thiu, ông Kỷ bày tỏ: “Mọi năm, ba ba giống không đủ cho người ta đếm. Thương lái từ Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng,… đến đếm bán các nơi, ra tới Hà Nội. Ba ba bằng ngón tay cái là bán được. Con giống mọi năm 2.700-2.800 đồng/con, năm nay có 1.000-1.200 đồng/con, không ai mua vì dịch bệnh, đi lại có khó khăn. Ráng đợi hết dịch coi giá cả có lên không, chứ vụ này nhà nông nuôi ba ba rầu thúi ruột”.

Ba ba giống rớt giá, còn ba ba thịt cũng cùng chung cảnh ngộ. Ba ba nhất (loại 1,5kg) hiện còn từ 220.000-230.000 đồng/kg, trong khi trước dịch giá bán hơn 300.000 đồng/kg, loại 2 cũng hơn 200.000 đồng/kg. Giá giảm trong khi chi phí thức ăn mỗi ngày hơn 100.000 đồng khiến ông Kỷ lo lắng. Cứ 2-3 ngày là cho ăn hết 1 bao thức ăn khoảng 600.000 đồng. Với 3 hầm giống, chi phí như hiện nay, coi như không có lời.

Trong suốt thời gian nuôi, đây là lần thứ 2 ông gặp tình cảnh này. Lần đầu tiên là hơn chục năm trước, quá nhiều người nuôi dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá ba ba xuống dốc khiến nhiều hộ thua lỗ, bỏ nghề, lần này thì do dịch bệnh.

Có thể thấy, nuôi ba ba trong hầm nổi có nhiều lợi thế so với cách nuôi truyền thống trong hầm đất. Dẫu vậy, ông Kỷ cũng như nhiều người nuôi ba ba giống tại ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, mong dịch bệnh sớm qua, cuộc sống trở lại bình thường để việc mua bán được ổn định, đầu ra của con ba ba không còn chật vật như hiện tại.

Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap