Nước Mỹ vừa tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),ámđốcđầutưDragonCapitalVốnngoạivẫnkhoáichọnViệbầu cua là gì dẫn đến khả năng Hiệp định này bị trì hoãn. Theo ông, điều này có làm giảm sức hút của thị trường Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Theo tôi, TPP là một điểm cộng rất tốt cho Việt Nam nhưng không phải là điều kiện tiên quyết để thị trường nội địa phát triển. Không có TPP, Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã kí kết thành công các hiệp định thương mại tự do với châu Âu, Hàn Quốc và nhiều nước khác để đẩy mạnh xuất khẩu, vốn là thế mạnh lớn của quốc gia.
Thứ hai, thị trường nội địa đang phát triển sôi động, giúp Việt Nam có vị thế chính trị và kinh tế vững chắc hơn các thị trường mới nổi khác. Thiệt hại về xuất khẩu sau cú sốc TPP sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam ngay và tôi tin rằng, các nhà sản xuất nước ngoài vẫn sẽ rót vốn đầu tư trực tiếp vào đây, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách bảo hộ nội địa được ban hành khiến họ phải tăng cường tìm kiếm nơi sản xuất giá rẻ.
Thời gian qua, thị trường khá quan ngại với việc khối ngoại liên tục rút ròng và cổ phiếu Việt Nam đang trở nên khá đắt đỏ so với một thị trường cận biên. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đúng là thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã bị rút ròng năm 2016, nhưng thực tế, việc rút ròng chỉ tập trung vào một vài doanh nghiệp nhất định. Trong năm qua, dòng tiền đổ vào các cuộc IPO và thương vụ tư nhân tại Việt Nam đã giúp bù đắp lại đáng kể phần vốn bị rút khỏi cổ phiếu niêm yết.
Theo tôi, nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ hào hứng với các thương vụ IPO của những doanh nghiệp lớn trong 2 năm tới. Từ đầu năm 2017, khối ngoại đã quay lại mua ròng trên TTCK vì họ nhận ra Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn so với các nước lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ hay Philippines. Dòng tiền đầu tư trực tiếp cũng sẽ ở lại Việt Nam và chúng tôi cảm nhận rằng, tâm trạng của nhiều nhà đầu tư khá lạc quan.
Về nhận định cổ phiếu nội địa khá đắt đỏ so với một thị trường cận biện, tôi cho rằng, nhận định này chưa chính xác. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, P/E trung bình của TTCK Việt Nam là 13x, tăng trưởng EPS đạt mức bình quân 12 - 13% nên chưa thể gọi là đắt.
Chúng ta không nên chỉ dựa vào 4 hay 5 cổ phiếu vốn hóa lớn của Việt Nam nằm trong bộ chỉ số thị trường cận biên của MSCI để kết luận rằng toàn bộ cổ phiếu đều đắt đỏ. Dragon Capital hiện đang theo dõi 80% số cổ phiếu tại Việt Nam và nhìn chung, Top 50 cổ phiếu Việt Nam vẫn trong mức giá vừa phải.
Liệu năm nay chỉ số VN-Index có thể vượt mốc 800 điểm, theo ông?
Tôi nghĩ VN-Index có thể đạt mốc 800 điểm năm 2017, tức là tăng trưởng 14% so với số điểm hiện tại.
Có 2 lý do cho nhận định này. Thứ nhất, Chính phủ đang quyết liệt phát triển thị trường vốn, thông qua việc sáp nhập hai sàn HOSE và HNX, giới thiệu chứng khoán phái sinh và tạo hành lang pháp lý cho ngành quản lý quỹ. Chính phủ cũng đã cho thấy quyết tâm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua việc cuối năm 2016, sàn UPCoM đã chào đón nhiều cổ phiếu lớn và vốn hóa thị trường này nhanh chóng “vượt mặt” sàn HNX.
Thứ hai, tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của TTCK là khá tốt. Cụ thể, tăng trưởng EPS trung bình của thị trường sẽ ở mức 15-16% trong năm nay, loại trừ một số trường hợp làm ăn thua lỗ.
Gần đây, Dragon Capital đang tích cực mua cổ phần tại Công ty cổ phần Hàng không Vietjet và Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG). Trong năm 2017, có phải định hướng đầu tư của quỹ là tập trung vào các doanh nghiệp liên quan đến tiêu dùng?
Về Vietjet, chúng tôi tin tưởng rằng hãng hàng không giá rẻ này, cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành hàng không, sẽ hưởng lợi từ tầng lớp trung lưu mới nổi của Việt Nam. Hiện nay, Vietjet đang nằm trong Top 10 cổ phiếu của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý.
Về MWG, chúng tôi tin rằng, MWG sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho ngành thương mại hiện đại của Việt Nam. Dragon Capital sẽ tiếp tục theo dõi các doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng và phần lớn nguồn vốn sẽ dành cho các cuộc IPO hay niêm yết của doanh nghiệp lớn.
Nhìn chung, hàng loạt thương vụ cổ phần hóa DNNN sẽ “rung chuyển” thị trường sơ cấp trong những năm tới. Chúng tôi hy vọng công cuộc cổ phần hóa và IPO sẽ diễn ra nhanh hơn, bởi trên thực tế, thị trường chưa xuất hiện “ông lớn” nào mới sau Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam vào đầu tháng 9/2016.
Dù vậy, chúng tôi hiểu rằng, việc sắp xếp doanh nghiệp để cổ phần hóa khá mất thời gian và trong năm nay sẽ có nhiều DNNN “chào sân” thị trường theo quyết tâm đã đề ra của Chính phủ.