您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【kèo lens】Chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc

88Point2025-01-11 00:04:28【Cúp C1】9人已围观

简介(CMO) “Đến nay cả nước có 1.163km. Xác định xây dựng các tuyến cao tốc đường bộ là động lực rất lớn, kèo lens

Báo Cà Mau(CMO) “Đến nay cả nước có 1.163km. Xác định xây dựng các tuyến cao tốc đường bộ là động lực rất lớn, rất quan trọng để đất nước phát triển nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cả nước có trên 3.000 km đường bộ cao tốc. Đây là nhiệm vụ to lớn, hết sức khó khăn, nhưng càng quyết tâm thực hiện vì đất nước đang có nhu cầu rất lớn trong kết nối giao thông bộ để phát triển nhanh trong điều kiện nền kinh tế mở. Làm chậm ngày nào là tụt hậu sâu ngày đó”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ thông tin và nhấn mạnh tại hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc, sáng ngày 1/6.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối đến 37 điểm cầu có dự án tuyến cao tốc cả nước. Chủ trì tại điểm cầu Cà Mau có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau rất quan tâm, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng tuyến cao tốc thành phần trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trong một chuyến kiểm tra thực tế tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, địa bàn thuộc dự án, vào tháng 3/2023.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, Chính phủ, các Bộ, các địa phương đã có những chủ trương, chỉ đạo quyết liệt, như phân cấp phân quyền, giao địa phương quản lý dự án nhằm phát huy nguồn nhân lực, nâng cao và gắn trách nhiệm Trung ương, địa phương… nên tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc đã được đẩy lên.

Tuy nhiên, Thứ trưởng nhận định là hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, theo kế hoạch được Chính phủ giao, cần có giải pháp mới hơn, cách làm hay hơn, làm chuyển biến các dự án. Đó là đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật công trình, môi trường, an ninh trật tự và kết quả cuối cùng là đạt hiệu quả đầu tư cao nhất khi đưa vào sử dụng.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông được triển khai 11 dự án thành phần, đã đưa vào khai thác 6 dự án. Trong 5 dự án thành phần còn lại, theo lộ trình thì trong năm 2023 sẽ có 3 dự án hoàn thành, trong năm 2024 hoàn thành 2 dự án. Đồng thời, nhiều dự án mới sẽ được triển khai trong tháng 6 này.

Tại hội nghị, các đơn vị liên quan, các địa phương chia sẻ kinh nghiệm về lập dự toán,  khảo sát hiện trường dự án; công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng; lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng; về nâng cao vai trò và trách nhiệm, công tác phối hợp…

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, nêu những khó khăn cùng cách làm hay trong thực hiện các dự án cao tốc tại ĐBSCL. (ảnh chụp từ màn hình trực tuyến).

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (được giao quản lý, triển khai các dự án cao tốc: Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau, Cao Lãnh - An Hữu…) cho biết, do được hưởng chính sách đặc thù nên phần lớn các dự án tại khu vực ĐBSCL được chỉ định thầu; được chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ; nguyên tắc không chia nhỏ các gói thầu.

“Nhu cầu cát xây lắp thi công tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau lên đến 18 tỷ m3. Hiện nguồn vật liệu (cát sông) đang rất khan hiếm nên ảnh hưởng đến tiến độ. Dự án đang tiến hành thử nghiệm sử dụng cát biển để thay thế, nếu thấy phù hợp sẽ được đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới”, ông Thi thông tin.   

Liên quan vấn đề này, được biết, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa đề nghị UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho các dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau với khối lượng của năm 2023; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương liên quan xác định cụ thể vị trí các khu vực mỏ, sớm triển khai các công việc cần thiết để cung cấp vật liệu cho các dự án.

Cà Mau đã bàn giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận là 133,0ha/140ha, đạt 95% của dự án để tiến hành xây dựng công trình.

Riêng với tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, đoạn trên địa bàn tỉnh Cà Mau dài 21,9 km. Ngoài ra, trên địa bàn còn đầu tư đoạn tuyến nối để kết nối cao tốc với Quốc lộ 1, chiều dài 16,6 km (trong đó có 6 km trùng với tuyến Xuyên Á). Tổng chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo dự án được duyệt là 675,60 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Chí Nhẫn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, cho biết, đối với đoạn 21,9 km, đến nay đơn vị đã bàn giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận là 133,0ha/140ha, đạt 95% của dự án. Với đoạn kết nối với Quốc lộ 1, diện tích đất đã sạch được 21,15 ha, đạt 65,02% tổng diện tích dự án cho đoạn 10,1 km .

Kinh phí thực hiện đã được Bộ GTVT bố trí đầy đủ, kịp thời. Trong đó, năm 2022 bố trí 253 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 100%; kế hoạch vốn năm 2023 đã được bố trí 355,04 tỷ đồng, đã giải ngân 251,93 tỷ đồng, đạt 70,96%. /.

 

Trần Nguyên

 

很赞哦!(67111)