Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới,ựchiệntổngkếtnămđổimớipháttriểnkinhtếtậpthểgiải bóng đá chuyên nghiệp anh u21 phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tếtập thể (Nghị quyết số 13-NQ/TW) yêu cầu công tác tổng kết thực hiện Nghị quyết phải tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Cụ thể, tại văn bản số 82/BCĐKTTT, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương phân công một đồng chí trong Thường trực trực tiếp chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 13-NQ/TW ở cấp huyện và cấp tỉnh một cách thực chất, tránh hình thức, nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở địa phương mình; khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm, làm cơ sở tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước.
Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết theo đúng kế hoạch và Đề cương ban hành kèm theo Quyết định số 77/QĐ-BCĐKTTT ngày 3/8/2021 của Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW.
Phó Thủ tướng yêu cầu công tác tổng kết thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW phải được các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biễn phức tạp, khó lường, bảo đảm công tác tổng kết và hội nghị tổng kết theo đúng kế hoạch, tiến độ thời gian đã đề ra theo Quyết định số 77/QĐ-BCĐKTTT của Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2016-2020, cả nước có 26.112 hợp tác xã, tăng 6.225 hợp tác xã (khoảng 31,3%) so với năm 2016. Trong đó, số hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 17.462 hợp tác xã, số hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 8.650 hợp tác xã. Tốc độ tăng trưởng về số lượng hợp tác xã trong giai đoạn 2016-2020 là 7%/năm.
Đặc biệt, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã ngày càng ổn định và có xu hướng phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã năm 2020 tăng lên so với thời điểm 2016. Doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã năm 2020 đạt 4.387,16 triệu đồng/hợp tác xã, tăng 1.009,96 triệu đồng, gấp khoảng 1,24 lần so với năm 2016. Tổng số cán bộ hợp tác xã tăng từ 81.389 người vào năm 2016 lên đến 107.506 người vào năm 2020, trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ, được đào tạo cũng tăng theo thời gian…
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, thời gian qua, các hợp tác xã phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng hợp tác xã tăng lên nhưng số thành viên lại giảm đi, năm 2020, số thành viên hợp tác xã giảm 410.295 người (khoảng 6,2%) so với năm 2016. Đây là nguyên nhân cản trở sự phát triển của hợp tác xã. Các hợp tác xã đa số có quy mô nhỏ, năng lực nội tại yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu, khó đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường…
Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/3/2021 nhằm phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã; không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2.000.000 thành viên, 45.000 hợp tác xã với 8.000.000 thành viên, 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên. Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60-70% trên tổng số hợp tác xã cả nước.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã và 500 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệpvà hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; xử lý dứt điểm các hợp tác xã đã ngừng hoạt động và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012.