【bang xep bong da tbn】Chuyên gia hiến kế định vị lại nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch
Ngày 29/7 tại Hà Nội,êngiahiếnkếđịnhvịlạinềnkinhtếViệtNamsauđạidịbang xep bong da tbn Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu”.
Báo cáo đi sâu vào phân tích vị thế cạnh tranh Việt Nam trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh và sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo có ý nghĩa trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
PGS-TS. Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế cho biết, Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2021 quy tụ một số lượng lớn các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu kinh tế, các giảng viên từ các viện nghiên cứu và trường đại học tham gia (Ảnh: Thùy Dung) |
Dự báo 3 kịch bản tăng trưởng năm 2021
Phát biểu tại Hội thảo, PGS-TS. Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, cùng với đà suy giảm năng suất, tăng trưởng kinh tế thương mại và đầu tưtoàn cầu trong những năm gần đây, cú sốc Covid-19 đã làm bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2020 phủ một màu xám.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa tiếp tục tiến triển, song có những xu hướng trái ngược. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống gia tăng cả cấp độ và quy mô. Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, do đó trở nên nhạy cảm với biến động bên ngoài.
Đi vào phân tích, GS-TS. Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19, hay nói đúng hơn là các biện pháp chống lại nó đã gây ra cuộc suy thoái toàn cầu thực sự. “Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã vượt qua cuộc khủng hoảng này, đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng nể là 2,9% vào năm 2020”, ông Andreas Stoffers nói.
Các quyết sách của Chính phủ Việt nam đã được chứng minh là phù hợp và được quốc tế công nhận. Dẫn lại một số liệu kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2021, Giám đốc FNF Việt Nam cho rằng, các số liệu không quá “u ám” với triển vọng tương đối tốt đẹp.
“Bản thân tôi rất lạc quan và kỳ vọng Việt Nam sẽ định vị lại mình ở tầm cao hơn trước khủng hoảng, thông qua các chính sách kinh tế mở cửa của đất nước, bao gồm cam kết tự do hóa thương mại, số hóa nền kinh tế, mở cửa cho dòng vốn FDI, chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng...”, Giám đốc FNF Việt Nam nhận định.
Theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế, so với một năm trước đây, tương lai nền kinh tế thế giới đã bớt bất định hơn nhờ kinh nghiệm ứng phó với bệnh dịch và việc triển khai tiêm phòng vaccine ở nhiều nước lớn trên thế giới. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế thế giới vẫn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh dịch trên quy mô toàn cầu mà điều này khó có thể xảy trong vòng một năm tới.
Về phía Việt Nam, động lực cho tăng trưởng kinh tế được dự báo tiếp tục đến từ xuất khẩu và đầu tư công. Với việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam (mặc dù có chậm lại do tác động của đại dịch) thì xuất khẩu của khu vực này vẫn đóng vai trò quan trọng bậc nhất cho tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, tốc độ tăng xuất khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào sự hồi phục của kinh tế thế giới và xuất khẩu của những mặt hàng truyền thống vốn chịu ảnh hưởng nặng nề trong năm qua. Trong khi đó, đóng góp trực tiếp của đầu tư công vào tăng trưởng sẽ không cao như năm 2020 do hạn hẹp về nguồn lực tài khóa.
Bên cạnh đó, sự mở rộng tiền tệ hay hạ lãi suất chủ yếu có vai trò giúp hạ gánh nặng nợ lãi của các khoản vay hiện tại, hơn là thúc đẩy các khoản vay mới để mở rộng sản xuất. Một khi khả năng kiểm soát đại dịch chưa chắc chắn, niềm tin chưa quay trở lại thì đầu tư của các doanh nghiệpsẽ khó tăng mạnh ngay cả khi lãi suất có thực sự giảm. Nhiều ngành dịch vụ được dự kiến chưa thể hồi phục trong năm 2021.
Các đợt tái bùng phát của bệnh dịch có thể khiến nhiều hoạt động sản xuất và tiêu dùngbị ngưng trệ. Với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm và diễn biến phức tạp của tình hình bệnh dịch hiện nay, chúng tôi cho rằng, quá trình phục hồi kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào: Tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước".
Dựa trên tình hình thực tiễn, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra 3 kịch bản dự báo. Trong kịch bản cơ sở (nhiều khả năng xảy ra nhất), nếu dịch bệnh sẽ được kiểm soát vào cuối quý III/2021, việc tiêm chủng vaccine được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5-5,1%.
Trong kịch bản thuận lợi, dịch bệnh được giả định được kiểm soát nhanh hơn, ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4-6,1%.
Trong kịch bản xấu nhất, dịch bệnh được giả định chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý IV/2021, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung cũng như năng lực của hệ thống y tế; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5-4,0%.
Nhóm nghiên cứu đưa ra 3 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2021 theo hướng cơ sở, thuận lợi và khó khăn (Ảnh: Thùy Dung) |
Đề xuất chiến lược định vị lại nền kinh tế
Đưa ra một số khuyến nghị chính sách quan trọng cho chiến lược định vị lại nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu, PGS-TS. Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế nhận định, trong ngắn hạn, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế Covid-19, tổ chức tiêm vaccine nhanh và hiệu quả.
Do nguồn lực tài khóa hạn hẹp, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Việt Nam trong thời kỳ đại dịch cần phải đúng trọng tâm, tiết kiệm và đúng địa chỉ. Sớm thiết kế gói chính sách kích thích và phục hồi sản xuất/kinh doanh chung cho các loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh, các chính sách hỗ trợ/bảo lãnh tín dụng, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ/siêu nhỏ. Tất cả các biện pháp hỗ trợ về thuế thu nhập hay chi tiêu hàng xa xỉ nên được xóa bỏ.
Bên cạnh đó, cầu tư công chỉ nên tập trung và đẩy nhanh vào các dự ántrọng điểm quốc gia đã có kế hoạch. Tiết kiệm chi thường xuyên cũng là một định hướng quan trọng khi Covid-19 vẫn là một ẩn số, tương lai của nền kinh tế vẫn còn bất định.
Bà Thu nhấn mạnh, chính sách tiền tệ cần lưu ý đặc biệt đối với việc kiểm soát tăng trưởng cung tiền và định hướng dòng tín dụng vào khu vực sản xuất. Trong bối cảnh các thị trường chứng khoánvà bất động sảnnóng như hiện nay, việc kiểm soát dòng tín dụng vào các thị trường này cũng cần được biệt lưu ý bên cạnh vấn đề nợ xấu.
Trong trung và dài hạn, song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch.
Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là một yêu cầu thường trực. Đặc biệt, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh địa phương của doanh nghiệp thông qua các trụ cột của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Song song với đó, Việt Nam cần tận dụng được thương mại và đầu tư để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong tương lai. Để làm được điều này, cần thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong việc cải thiện lợi thế so sánh và giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), đồng thời tạo môi trường để các FTA phát huy hiệu quả.
Mặc dù đầu tư công cần có lựa chọn, song Chính phủ cần nhanh chóng cải thiện hệ thống vận tải nhằm thúc đẩy lưu thông hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế; tận dụng các FTA nhằm cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi hóa cho hoạt động giao thương.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nâng cao hiểu biết và đảm bảo khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, xuất xứ...khẳng định vị thế của mình trên sân chơi thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cần nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực nhằm hưởng lợi và tận dụng được tối ưu chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật từ những doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài ra, xu hướng xanh hóa và số hóa được đẩy mạnh mở ra nhiều cơ hội mới, cách làm mới cho hầu hết các ngành. Với 2 ngành điện tử và thực phẩm, có thể nghiên cứu các cơ hội mới và cách làm mới như phát triển phân khúc sản phẩm sạch, organic; cách thức thương mại (sử dụng các sàn thương mại...) đối với sản phẩm.