Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và nguyên Bộ Trưởng Trương Đình Tuyển trao giải Top 10 “Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc 2016” |
Ông có thể chia sẻ về những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được sau 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)?áttriểndoanhnghiệpbềnvữngCầntạosựkhácbiệkèo chấp 1 1/2 là sao
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng thuộc đường lối đổi mới của Đảng. Một trong những dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Sự kiện này không chỉ là cơ hội để Việt Nam tiếp cận các thị trường WTO mà còn tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ và chính nhờ cạnh tranh mà DN lớn lên.
Thành tựu sau gia nhập WTO được thể hiện ở chỗ 10 năm qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm các nước có tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của các DN trên thị trường ngày càng mạnh lên. Sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường thế giới, trong đó xuất khẩu (XK) gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản luôn có kim ngạch lớn và được xếp vào top đầu thế giới.
Đặc biệt, tăng trưởng kim ngạch XK trong nhiều năm qua luôn duy trì ở mức trên 20%. Những năm gần đây, dù kinh tế khó khăn khiến tăng trưởng XK có xu hướng chậm lại, nhưng vẫn giữ ở mức trung bình khoảng 10%. Quý I/2017, kim ngạch XK cả nước tăng trên 12%. Đó là thành tựu rất nổi bật của nền kinh tế nước ta, thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng DN.
Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) |
Sau WTO, Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng với hàng loạt các FTA mới. Theo ông, DN cần làm gì để đứng vững và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay?
Tiến trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng với nhiều FTA mới được ký sau khi gia nhập WTO. Các FTA này có tiêu chuẩn WTO +, tức là những gì WTO có rồi mà chúng ta cam kết chưa mạnh thì cam kết thêm. Cái gì WTO chưa có thì đưa vào cam kết. Trong các FTA mới, có 2 FTA được gọi là FTA thế hệ mới với những tiêu chuẩn rất cao là FTA Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nếu số phận của TPP là chưa rõ và có thể sẽ được quyết định trong tháng 5 tới thì FTA Việt Nam - EU có khả năng sẽ được ký kết cuối năm nay và chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Đây là hiệp định tạo ra cơ hội lớn, đồng thời đặt ra những thách thức nặng nề. Do đó, chiến lược tăng trưởng là nâng cao sức cạnh tranh, tùy vào điều kiện đặc trưng của từng DN để lựa chọn cách thức cạnh tranh khác biệt và sáng tạo. Nếu cạnh tranh trên thị trường đã có đối thủ thì phải tạo ra sự khác biệt về chất lượng hàng hóa, giá cả, dịch vụ và chế độ hậu mãi.
Còn lựa chọn cạnh tranh trên thị trường chưa có đối thủ thì bắt buộc phải liên tục có sự sáng tạo, bởi vì những sáng tạo của DN có thể bị các DN khác sao chép lại và áp dụng. Cạnh tranh trên thị trường là sự đuổi bắt liên tục và càng nhiều đối thủ thì càng phải tạo ra sự khác biệt.
Trong bối cảnh DN Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực, thiếu công nghệ… thì cần giải pháp gì để hỗ trợ DN nâng cao sức cạnh tranh, thưa ông?
Hiện nay, DN còn gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân cơ bản là lãi suất tín dụng cao so với các nước khác. Vấn đề quan trọng là làm thế nào giảm lãi suất bằng cách cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, giải quyết nợ xấu để tạo nguồn vốn tín dụng dồi dào hơn. Tiếp đến là ổn định kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát. Lạm phát thấp mới có lãi suất thấp, chứ lạm phát cao thì lãi suất không thể thấp được.
Theo tôi, quy mô của DN bé hay lớn không quá quan trọng bởi trong thời đại hiện nay quy mô không bằng tốc độ, tốc độ mới là yếu tố quan trọng. Có nhiều DN ban đầu có thể nhỏ, nhưng nếu có chiến lược kinh doanh đúng, có khả năng sáng tạo, có chiến lược cạnh tranh riêng sẽ rất nhanh chóng có thể trở thành những DN lớn. Bill Gate và Microsoft chính là một DN điển hình cho việc có những DN nhỏ thôi nhưng nếu có tiềm năng sáng tạo lớn thì hoàn toàn có khả năng vượt lên các DN quy mô lớn, mang lại lợi ích không chỉ cho DN mà còn cho đất nước.
Trân trọng cảm ơn ông!