您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【m lichthidaubongda】Năm 2022: Dự báo đạt mục tiêu trong điều hành giá cả

88Point2025-01-12 13:17:45【Nhà cái uy tín】7人已围观

简介Chuyên gia dự báo lạm phát năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát WB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 c m lichthidaubongda

Chuyên gia dự báo lạm phát năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát WB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt 7,ămDựbáođạtmụctiêutrongđiềuhànhgiácảm lichthidaubongda5% CPI bình quân năm 2022 dự báo tăng trong khoảng dưới 3,9%

Tránh kỳ vọng lạm phát quá mức

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính đã trình bày báo cáo về kết quả công tác điều hành giá 8 tháng đầu năm 2022 và phân tích, dự báo về tình hình 4 tháng cuối năm 2022. Cũng trong báo cáo, Bộ Tài chính đã cập nhật 2 kịch bản về điều hành giá và đề xuất, kiến nghị một số biện pháp điều hành giá cần tập trung trong những tháng cuối năm. Theo đó, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,37 - 3,87%. Nhận định này nhìn chung cũng tương đồng với dự báo của Tổng cục Thống kê là trong khoảng 3,4% - 3,7%, của Ngân hàng Nhà nước là khoảng 3,7 ± 0,3%.

Trong phần thảo luận, đại diện các bộ, ngành đánh giá cao báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính

Theo thông tin tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì CPI của Việt Nam nằm trong nhóm cận thấp. Cụ thể, Nhật Bản, Trung Quốc,… nằm trong nhóm rất thấp - CPI chỉ tăng khoảng 1,8%; Việt Nam trong 7 tháng tăng CPI 2,54%, nằm trong nhóm CPI tăng cận thấp, khoảng 2-3% (tương đương với các nước: Malaysia, Indonesia, Brunei,…); trong khi đó nhiều nước EU, Mỹ, Canada nằm trong nhóm CPI tăng cao (trên 8%). Đây là kết quả rất tích cực, Phó Thủ tướng nêu rõ.

và thống nhất cho rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến rất khó lường, trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, công tác điều hành giá trong những tháng còn lại của năm 2022 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, tuyệt đối không được chủ quan.

Cùng với đó, đại diện các bộ, ngành đã bổ sung làm rõ một số nội dung liên quan tới đảm bảo nguồn cung, điều hành giá xăng dầu; quản lý giá vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản; điều hành chính sách tiền tệ; đảm bảo cung-cầu, giá cả các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thiết yếu…

Thống nhất nhận định khả năng năm nay chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong quản lý giá, đại diện các bộ ngành cũng nhấn mạnh các giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như: nâng cao năng lực dự báo; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm về giá; đảm bảo nguồn cung, mặt bằng giá cả các mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về công tác điều hành giá, tránh "kỳ vọng lạm phát" quá mức,…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp. Ảnh: Đức Minh

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, báo cáo của Bộ Tài chính đã cập nhật sát tình hình diễn biến giá cả thế giới, trong nước, trên cơ sở đó xây dựng các kịch bản điều hành giá và đề xuất các giải pháp điều hành trong thời gian tới.

Từ đầu năm tới nay, tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động đã tác động không thuận lợi với nền kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh đó, áp lực điều hành giá đối với Chính phủ nói chung và Thủ tướng, Ban Chỉ đạo điều hành giá cũng như của các bộ ngành, địa phương rất lớn. “Chưa khi nào Ban Chỉ đạo phải họp bàn nhiều như năm nay. Trước đây, Ban Chỉ đạo vốn họp thường kỳ hàng quý, nay tháng nào cũng họp”, Phó Thủ tướng cho biết.

Mặc dù nhiều áp lực, song với sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, với sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, công tác điều hành giá trong tháng 8 và 8 tháng năm 2022 đạt được kết quả rất tích cực. Lạm phát bình quân 8 tháng dưới 2,6%; CPI tháng 8/2022 tăng rất thấp (tăng 0,006% so với tháng trước). Kết quả này đạt được, theo Phó Thủ tướng, bên cạnh nguyên nhân khách quan là giá xăng dầu thế giới giảm còn do chúng ta đã thống nhất, cùng chia sẻ để điều hành giá rất linh hoạt, hiệu quả.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác điều hành giá của các bộ ngành, địa phương trong công tác điều hành giá thời gian qua để đến ngày hôm nay chúng có những điều kiện thuận lợi để có thể đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu theo đúng quy định pháp luật

Về công tác điều hành giá những tháng cuối năm, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là; cần theo dõi sát tình hình thế giới, lường trước các yếu tố tiềm ẩn rủi ro như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh,… có khả năng xảy ra để chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả, kịp thời.

Đối với chính sách tài khóa, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát lại các chính sách, nhất là những chính sách đến cuối năm nay sẽ hết hiệu lực thì có tiếp tục hay không, nếu không sẽ có tác động đến năm 2023 như thế nào, qua đó tính toán, đề xuất giải pháp phù hợp. Đồng thời phải theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng dầu thế giới để có giải pháp tài khóa kịp thời.

Với chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần hết sức sát sao để điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm vừa kiểm soát được lạm phát vừa hỗ trợ phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đức Minh

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý giá. Đối với những mặt hàng, dịch vụ do nhà nước thực hiện, phải tính toán, định giá phù hợp để kiểm soát được lạm phát. Đối với những mặt hàng nhà nước không định giá, phải tiếp tục kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá, niêm yết, kê khai giá; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm quy định pháp luật về giá.

Đồng thời, các bộ ngành phải tăng cường công tác thông tin, truyên truyền, thông tin phải hết sức kịp thời, trung thực để dư luận hiểu đúng, tạo sự đồng thuận, ủng hộ đối với công tác điều hành giá.

Với một số mặt hàng, dịch vụ cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công thương phải chủ động bảo đảm nguồn cung xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, "không được dung túng những trường hợp sai phạm"; điều hành giá xăng dầu công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Đối với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng đề nghị căn cứ vào các quy định của pháp luật, tiếp tục triển khai các gói đấu thầu mua sắm tập trung thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế kịp thời, theo đúng quy định pháp luật, không để thiếu thuốc, ảnh hưởng tới công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; phối hợp với các cơ quan liên quan để chuẩn bị các văn bản quy định về giá dịch vụ y tế, trong đó có giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét vào thời điểm phù hợp;…

Đề xuất giải pháp quản lý giá sách giáo khoa phù hợp

Đối với dịch vụ giáo dục, trong đó có quản lý giá sách giáo khoa, Phó Thủ tướng nêu rõ, gia đình nào cũng có con em đi học, nhưng mỗi nhà mỗi cảnh, điều kiện kinh tế khác nhau. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu kỹ lưỡng, để đề xuất các giải pháp quản lý giá sách giáo khoa phù hợp, hiệu quả, đỡ gánh nặng cho người nghèo và ngân sách nhà nước. Đối với học phí, Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị nội dung, tính toán lộ trình điều chỉnh phù hợp khi hội đủ điều kiện.

很赞哦!(951)