【kết quả tỷ số cúp c1 châu âu】Đề xuất bổ sung đối tượng cảnh vệ
Qua tổng kết 5 năm thực hiện Luật Cảnh vệ và tình hình thực tiễn hiện nay cần thiết bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư,Đềxuấtbổsungđốitượngcảnhvệkết quả tỷ số cúp c1 châu âu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nội dung trên được nêu tại tờ trình về dự ánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 22/2.
Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng nêu rõ, Thường trực Ban Bí thư là người phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổ chức của Đảng, Nhà nước.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người đứng đầu các cơ quan tư pháp, có vai trò, tác động đối với công tác xét xử, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế, quyền con người, quyền công dân, đã được xác định là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải áp dụng chế độ, biện pháp cảnh vệ với các đối tượng trên để bảo đảm tương đồng, thống nhất với các lãnh đạo chủ chốt, cấp cao khác trong cùng nhóm, ông Hùng nêu rõ.
Lần sửa đổi này cũng thu hẹp phạm vi đối tượng cảnh vệ là sự kiện đặc biệt quan trọng, theo hướng, các sự kiện đặc biệt quan trọng cần áp dụng biện pháp cảnh vệ là: hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ tổ chức có đối tượng cảnh vệ tham dự; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ tham dự.
Sự kiện có đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và khách quốc tế có chức vụ tương đương tham dự, được xác định là sự kiện đặc biệt quan trọng, lãnh đạo Bộ Công an làm rõ.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật.
Đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban nhất trí với phạm vi nội dung sửa đổi, bổ sung, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết.
Báo cáo thẩm tra nêu rõ, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng – An ninh nhất trí với việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm thể chế kịp thời quy định của Đảng và đảm bảo tính thống nhất, công bằng, minh bạch về chức danh, chức vụ và chế độ, chính sách đối với các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc bổ sung ba chức danh, chức vụ nêu trên là phù hợp với tính chất, tầm quan trọng của các vị trí này trong hệ thống chính trị.
Với đề xuất thu hẹp diện đối tượng cảnh vệ là hội nghị, lễ hội, đa số ý kiến trong Thường trực cơ quan thẩm tra cũng tán thành, vì cho rằng quy định hiện hành còn rộng, nhất là các hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức ở rất nhiều địa phương, đối tượng bảo vệ rộng và nhiều hội nghị, lễ hội chưa thực sự là “sự kiện đặc biệt quan trọng”.
Hiện nay chúng ta thường xuyên tổ chức các hội nghị, lễ hội của Trung ương Đảng, Nhà nước và hội nghị quốc tế tại Việt Nam và nếu tất cả đều thực hiện công tác cảnh vệ sẽ dẫn đến dàn trải, tốn kém ngân sách nhà nước và khó khăn trong việc triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ. Việc thu hẹp diện hội nghị, lễ hội như dự thảo Luật là điều kiện để tập trung thực hiện tốt hơn công tác cảnh vệ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, thống nhất với quy định của Hiến pháp, phù hợp điều kiện an ninh, trật tự ở nước ta. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị đối với đối tượng cảnh vệ là “đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức” cũng cần thu hẹp theo hướng chỉ khi có lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước tham dự. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cơ quan chủ trì hội nghị, lễ hội đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biệp pháp cảnh vệ phù hợp.
Tham gia thảo luận, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng tình với các đề xuất của Chính phủ.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với chất lượng chuẩn bị như hiện nay, dự án luật đủ điều kiện để trình với Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nghiêm túc tiếp thu đầy đủ và toàn diện các ý kiến đã được nêu tại phiên họp. Sau phiên họp này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra chính thức và hoàn thiện báo cáo để trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, từ đó trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp tháng 5 tới.