【bảng xếp hạng bóng đá c1 châu âu】10 tỷ USD thuỷ sản: Mỹ thành khách hàng lớn nhất, Trung Quốc tăng mua gấp đôi
Đột phá ở tất cả các thị trường
Báo cáo của Bộ NN-PTNT,ỷUSDthuỷsảnMỹthànhkháchhànglớnnhấtTrungQuốctăngmuagấpđôbảng xếp hạng bóng đá c1 châu âu 6 tháng năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản thu về 5,8 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra, tôm, cá ngừ, cua ghẹ,… là các mặt hàng ghi nhận có sự tăng trưởng đột biến.
Cụ thể, xuất khẩu cá tra đạt 1,43 tỷ USD, tăng tới 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), lạm phát và chiến sự Nga – Ukraine lại là cơ hội cho cá tra trong năm 2022.
Thiếu cá thịt trắng, nhất là cá tuyết tại các thị trường EU, Mỹ, Anh do lệnh trừng phạt với Nga, nhiều nhà hàng ở các thị trường này đã phải bỏ cá tuyết ra khỏi thực đơn. Cá tra có cơ hội giành thị phần tại những thị trường này.
XK cá tra sang Anh nửa đầu năm nay tăng gấp 6 lần cùng kỳ, sang Tây Ban Nha tăng gấp gần 3 lần, sang Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ đều tăng 45-90%. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng ba con số trong suốt mấy tháng qua.
Mặt hàng cá ngừ có kim ngạch xuất khẩu tăng 56% đạt 553 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Hiện, xuất khẩu sang Mỹ tăng gấp đôi. Thị trường này cũng chiếm hơn một nửa cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam.
Tương tự, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, XK tôm hùm tăng trưởng kỷ lục đạt 130 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
VASEP cho biết, Mỹ hiện là khách hàng lớn số 1, chiếm 23% XK thuỷ sản của Việt Nam. Mỹ đồng thời là thị trường số 1 của tôm Việt, chiếm 21% (riêng tôm chân trắng XK sang Mỹ chiếm 25%), với cá ngừ XK Mỹ chiếm tỷ trọng áp đảo 54%. Với cá tra, Mỹ là thị trường số 2 sau Trung Quốc, chiếm 25,6%.
Tính đến hết tháng 5/2022, XK thuỷ sản sang Trung Quốc đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% XK thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.
Bán tôm, cá sẽ thu về 10 tỷ USD
Mới đây, ở Hội nghị sơ kết, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 10 tỷ USD. Nếu hoàn thành, đây cũng là năm đầu tiên ngành thuỷ sản có kim ngạch chạm mốc 10 tỷ USD sau nhiều năm chững lại ở con số 8-9 tỷ USD.
VASEP dự báo, năm 2022 XK tôm đạt 4,2 tỷ USD; cá ngừ gần 1 tỷ USD; mực, bạch tuộc khoảng 650 triệu USD; còn lại các hải sản khác khoảng 1,6 tỷ USD. Riêng cá tra, xuất khẩu có thể thu về 2,5-2,6 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử.
Song Bộ NN-PTNT cũng xác định, muốn đạt được mục tiêu trên, tổng sản lượng thủy sản trên 8,7 triệu tấn để đảm bảo cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng chủ lực như: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra…
Tại diễn đàn “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản – Góc nhìn người trong cuộc” mới đây, Phó Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho hay, tăng trưởng 5 tháng đầu năm nay rất ấn tượng, con số đang khiến cho nhiều người đánh giá năm nay sẽ đạt 10 tỷ USD.
“Nếu điều này thành hiện thực, VASEP sẽ tổ chức cuộc họp vì dấu mốc này”, ông nhấn mạnh.
Theo ông, trừ Trung Quốc, còn hầu hết các thị trường đã mở cửa hoàn toàn sau Covid-19, giao thương thuận lợi. Giá XK tăng vì nhiều DN ký được hợp đồng từ cuối năm 2021 với giá cao. DN thủy sản Việt trở lại với các hội chợ thủy sản quốc tế, thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu.
Nhu cầu nhập khẩu tăng cao tại Mỹ, EU, hồi phục tại Trung Quốc, 3 thị trường chi phối và chiếm hơn 60% tổng XK thủy sản của Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp thuỷ sản gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, lao động và chi phí logistics tăng cao. Tuy nhiên cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt cũng không ít.
Hiện nhu cầu của các thị trường chính đều tăng mạnh, xuất khẩu thuỷ sản Việt tăng trưởng đột phá ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là ở thị trường chủ lực Mỹ và Trung Quốc. Các phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch mở cửa trở lại khiến nhu cầu bùng phát mạnh.
Ngoài ra, lạm phát trên thị trường thế giới đẩy giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản tăng cao. Đây là lợi thế cho phân khúc thuỷ sản Việt có giá phải trăng như cá tra, tôm cỡ nhỏ, chả cá…
Chưa kể, chiến sự Nga – Ukraine với các lệnh cấm thực phẩm và thủy sản Nga tại các nước lớn tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam, nhất là cá tra có thể thay thế một phần cho cá thị minh thái Nga tại các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh,…