“Hòa mạng” để cất cánh
Năm 2018 là một mốc quan trọng của các địa phương duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Nhiều hạng mục hạ tầng quan trọng như sân bay,ầmnhìnvàkhátvọngbứtphámiềkqbdc2 cảng biển và các tuyến quốc lộ được đầu tưxây dựng.
Những con số về kết quả thu hút đầu tư trong những năm gần đây ở các địa phương “nằm bên sườn hình chữ S” đã cho thấy chiến lược đúng đắn trong việc điều chỉnh quy hoạch tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Việc điều chỉnh này chính là cơ sở vững chắc cho các địa phương cùng “hòa mạng” với nhau để cất cánh.
Đà Nẵng là một trong những địa phương được đánh giá là đi đầu trong việc hội đủ cái mới, nắm bắt kịp thời trong việc điều chỉnh quy hoạch, tác động tới các địa phương khác của miền Trung. Giữa năm 2018, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Quy hoạch TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mong muốn tranh thủ, phát huy nguồn lực trí tuệ từ các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân qua những ý kiến, ý tưởng sáng tạo, có giá trị thực tiễn, những giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo ra động lực mới, thúc đẩy Thành phố phát triển.
Báo cáo định hướng quy hoạch phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 bước đầu đề xuất tầm nhìn cho Thành phố là phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại - thông minh, mang tính toàn cầu và có bản sắc. Xây dựng thành phố phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, của toàn vùng; đảm bảo Đà Nẵng thực sự là trung tâm kinh tế lớn và là một cực tăng trưởng mạnh của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên.
Tại Hội nghị “Liên kết phát triển các khu kinh tế và khu công nghiệp tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” diễn ra tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa qua, nhiều ý kiến đã được đề xuất, thảo luận đề tìm sợi dây liên kết, nâng tầm kinh tế các tỉnh miền Trung trong thời gian tới, từ cái nhìn của sự thay đổi về bản chất việc quy hoạch của từng địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ cho biết, nằm ở khu vực miền Trung và Hành lang kinh tế Đông - Tây khu vực Đông Nam Á, tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch, công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Địa phương đang tiếp thu và thực hiện nhiều sự hợp tác liên kết vùng…
Định hướng phát triển và quy hoạch tổng thể kinh tế miền Trung và Tây Nguyên đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó nêu rõ quan điểm, kinh tế miền Trung phải phù hợp với chiến lược biển, đảm bảo thống nhất các ngành, lĩnh vực, định hướng đến năm 2030 tiếp tục là khu vực phát triển năng động, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước và Đông Nam Á. Tìm cách thực thi định hướng này là bài toán lớn của miền Trung.
Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
“Xương sống” của tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây là trục giao thông Đông - Tây đã chính thức đi vào hoạt động. Với tổng chiều dài lên đến 1.450 km, chạy xuyên qua 13 tỉnh (trong 13 cảng biển thì có tới 7 cảng biển loại I), với 25 triệu dân của 4 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, thực sự mở ra cơ hội làm ăn lớn cho cả khu vực.
Ghi nhận ý kiến từ lãnh đạo các địa phương, việc điều chỉnh một số quy hoạch trong khu kinh tế, khu công nghiệp và quy hoạch hạ tầng đang tạo đà cho nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa. “Nhánh rẽ” trên trục giao thông Đông - Tây, như: Tuyến hành lang Đà Nẵng - Quốc lộ 1A và hành lang Đà Nẵng - Quốc lộ 14B - 14D - Nam Giang là hai nhánh quan trọng của Hành lang Kinh tế Đông - Tây phục vụ hàng quá cảnh của Lào và Đông Bắc Thái Lan qua Cảng Tiên Sa. Hành lang Dung Quất - Tây Nguyên là hành lang kết nối vận tải biển Dung Quất với khu vực Tây Nguyên theo tuyến Quốc lộ 24. Hành lang Quy Nhơn - Tây Nguyên là hành lang vận tải quan trọng kết nối Tây Nguyên với cảng biển Quy Nhơn theo tuyến Quốc lộ 19…
Đà Nẵng đặt ra 3 nhóm chính sách và giải pháp trong việc định hướng quy hoạch phát triển Thành phố đến năm 2030, gồm: cơ chế thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế theo định hướng quy hoạch; cơ chế tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững (liên kết phát triển vùng, cảng biển, xây dựng đô thị Đà Nẵng và vùng phụ cận; chính sách khuyến khích nhằm thu hút đầu tư) và chính sách thu hút đầu tư xây dựng và khai thác vịnh Đà Nẵng nhằm nâng cao giá trị và tầm vóc của Thành phố…
Kết quả cuộc khảo sát về chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương trong khu vực duyên hải miền Trung được cộng đồng doanh nghiệpđánh giá khá tích cực, khi có tới 7/9 tỉnh, thành phố nằm ở nhóm trên của Bảng Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Cụ thể, địa phương nằm trong nhóm “Rất tốt” có Đà Nẵng; nhóm “Tốt” có Quảng Nam, Bình Định; nhóm “Khá” có Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên và không tỉnh nào ở nhóm “Trung bình”, “Tương đối thấp” và “Thấp”.
Kinh tế miền Trung đang có những thay đổi, chuyển mình mạnh mẽ, song cũng gặp không ít thách thức. Theo PGS-TS. Vũ Minh Khương (Đại học Quốc gia Singapore), thách thức lớn nhất đối với các tỉnh miền Trung là còn nghèo. Tuy nhiên, sự chuyển biến đang dần được nâng cao từ diện mạo của việc điều chỉnh quy hoạch chung của từng địa phương, đến việc định hướng kêu gọi đầu tư…
Nghệ An là địa phương nằm trên đường cao tốc Bắc - Nam, đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, là cửa ngõ ra Thái Bình Dương của Lào, Bắc Thái Lan và nhiều vùng đất khác. Nghệ An được quy hoạch xây dựng cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế và Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, có đường sắt xuyên qua. “Các khu công nghiệp đang được xây dựng, hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật để đón chào các nhà đầu tư, trong đó có Khu công nghiệp VSIP, Khu công nghiệp Hemaraj hứa hẹn nhiều triển vọng... Đó là những thế mạnh tiềm năng to lớn, hình thành điều kiện tiên quyết thuận lợi cho Nghệ An phát triển”, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Thái Thanh Quý nhấn mạnh.
Với Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế… là những địa phương đang có những thành công lớn từ việc quy hoạch lại các khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng xuyên suốt. “Hà Tĩnh xác định quy hoạch tổng thể với trụ cột chiến lược kinh tế gắn với môi trường. Theo đó, trong việc điều chỉnh tổng thể về quy hoạch của địa phương này đến năm 2030, Hà Tĩnh xác định 3 trụ cột tăng trưởng chiến lược thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh gồm: xây dựng các cụm công nghiệp quanh Formosa; cải thiện hoạt động kinh tế cốt lõi hiện tại với ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, du lịch; ngành công nghiệp mới (nắm bắt các ngành có tiềm năng chưa được khai thác qua hợp tác với Nhật Bản, thu hút đầu tư hạ tầng mới cho nền kinh tế)”, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nói.
Còn với Quảng Bình, ông Phạm Văn Năm, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình cho biết: “Thành công lớn nhất của địa phương chính là việc quy hoạch lại Khu kinh tế Cửa khẩu Cha Lo thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh. Là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình với Lào và Thái Lan. Bên cạnh đó, tiếp tục làm việc với Bộ Giao thông - Vận tải về đề án nâng cấp sân bay Đồng Hới...
Nhiều dự ánhạ tầng lớn tập trung ở khu vực miền Trung
Việc thay đổi, điều chỉnh về quy hoạch của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đã thực sự có hiệu ứng. Tầm nhìn và khát vọng bứt phá của “chiếc đòn gánh” được thể hiện bởi những dự án hạ tầng đầy triển vọng như: Dự án Hemaraj với vốn đầu tư 2 tỷ USD và Dự án nâng cấp, mở rộng sân vay Vinh (Nghệ An); Dự án mở rộng, nâng cấp cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương (Hà Tĩnh); Dự án nâng cấp, mở rộng sân bay của hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế; Quy hoạch Khu du lịch đẳng cấp quốc tế tại Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa). ..