您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【ty lẹ kèo】Đừng nên ảo tưởng về quyền tuyển thẳng

88Point2025-01-12 06:00:18【Nhà cái uy tín】8人已围观

简介Nhưng các trường ĐH cũng có cái lý của m ty lẹ kèo

Nhưng các trường ĐH cũng có cái lý của mình khi cho rằng giải thưởng ấy chưa đủ chuẩn để tiếp nhận và đào tạo các em ở môi trường học tập mới.

Tại sao thí sinh được tuyển thẳng ĐH,Đừngnecircnảotưởngvềquyềntuyểnthẳty lẹ kèo từng giành giải khoa học kỹ thuật quốc gia, đến khi vào ĐH lại đạt kết quả học tập rất xoàng, thậm chí đứng trước nguy cơ bị đuổi học?

Phụ huynh và các em học sinh đừng quá ảo tưởng về quyền tuyển thẳng để chọn lựa một trường ĐH quá sức mình. Bởi lẽ dù trúng tuyển và nhập học, nhưng nếu sức học không theo nổi, các em sẽ lại phải hối tiếc với quyết định của mình

PGS.TS NGUYỄN PHONG ĐIỀN  
(trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)

Lấn cấn về “nhóm tác giả đề tài”!

Theo nhiều cán bộ đào tạo tại các trường ĐH, có thể nhiều học sinh say mê nghiên cứu, quá thiên về thực hành mà non về lý thuyết cùng các kiến thức nền tảng nên khi vào ĐH, những năm đầu đại cương sẽ gặp vấp váp.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc cho phép mỗi đề tài nghiên cứu có sự đứng tên của nhiều thành viên, trong khi sự đóng góp thực tế của những thành viên này rất khác nhau khiến việc cào bằng tuyển thẳng tất cả những người đứng tên đề tài là không phù hợp.

Lãnh đạo một trường kỹ thuật cho rằng một nhóm nghiên cứu có vài ba em, trong đó có thể có những em rất giỏi nhưng số còn lại đôi khi chỉ là thành phần “sai vặt”. Còn lãnh đạo một trường khối y dược khi xét duyệt các đề tài đoạt giải để tuyển thẳng thì phát hiện nhiều đề tài “quá tầm cỡ”, mà theo kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu của ông thì ý tưởng, việc thực hiện chắc chắn có “bàn tay của người lớn”.

Trong khi đó PGS.TS Nguyễn Văn Minh - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - cho rằng ý tưởng khoa học bao giờ cũng hình thành từ một cá nhân nào đó. Tuy vậy, ở trường phổ thông thì điều kiện để thực hiện ý tưởng không dễ dàng, mặt khác ý tưởng của các em có lúc còn “thô” nên cần sự trợ giúp của thầy cô, các nhà khoa học để hoàn thiện cũng là điều tốt.

Trong một nhóm thì vai trò của các thành viên có thể khác nhau, nhưng các em bổ sung cho nhau để thực hiện tốt một nghiên cứu cũng đáng khuyến khích. Hình dung như khi xây một căn nhà, cần kỹ sư thiết kế nhưng cũng cần người thợ lành nghề để xây đúng thiết kế.

Thực tế, việc cào bằng đóng góp của nhóm tác giả đề tài, và cho phép tuyển thẳng vào ĐH cả nhóm tác giả đoạt giải không chỉ là nỗi nghi ngại của những chuyên gia vốn cẩn trọng trong công tác tuyển sinh, mà còn là ưu tư của chính các thí sinh từng tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật.

N.H.Đức - một thí sinh từng học THPT tại Vĩnh Phúc và đoạt giải nhì cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia - chia sẻ trong quá trình thi chính Đức cũng phát hiện có những nhóm nghiên cứu có ba người đồng tác giả, nhưng công sức chính thực tế chỉ thuộc về một người.

“Mình thấy có nhóm gồm một bạn nữ lớp 12 làm cùng hai bạn nam lớp 10, nhưng phần lớn công việc là do bạn nữ đảm nhiệm. Bạn nữ này giỏi tiếng Anh, xây dựng, thực hiện thuyết trình chung. Công việc còn lại của hai bạn đồng tác giả là học thuộc phần thuyết trình đã được bạn nữ viết một cách rất công phu” - Đức chia sẻ.

Để không rơi vào cảnh “làm lại từ đầu”

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng với thành tích nghiên cứu, sáng tạo, có thể nhiều sinh viên trong diện tuyển thẳng nhờ giải thưởng sẽ thành công hơn nếu chọn cho mình một môi trường phù hợp với năng lực, sở trường.

“Một học sinh đoạt giải nhờ khả năng sáng chế các sản phẩm ứng dụng từ kiến thức phổ thông có thể sẽ học tập tốt ở môi trường ĐH thiên về ứng dụng. Nhưng nếu chỉ vì ảo tưởng vào năng lực của mình, đăng ký vào những trường yêu cầu cao hơn thì sẽ dễ bị sốc, tụt dốc” - ông Điền chia sẻ.

Tương tự, GS Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, bày tỏ: “Trường tôi chỉ nhận tuyển thẳng đối tượng đoạt giải nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào các ngành cử nhân, không tuyển vào ngành đào tạo bác sĩ”.

Theo GS Tú, để đạt được các yêu cầu cực kỳ khắt khe của trường y, người học ngoài năng lực học tập tốt phải có khả năng nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, áp lực học tập, tích lũy thái độ, kỹ năng cần thiết cho việc làm nghề phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người khác. Năng lực học tập của người học y không chỉ thể hiện ở lĩnh vực khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội.

“Nhiều trường hợp đoạt giải với các dự án nghiên cứu ở lĩnh vực sinh học, phụ huynh và học sinh đều cho rằng như thế là đủ điều kiện vào học ngành y.

Nhưng chúng tôi lại đánh giá cao những sinh viên có tư duy toán học tốt, nếu so với những sinh viên từng đoạt giải trong lĩnh vực sinh học. Vì đề tài nghiên cứu chỉ là một yếu tố để xem xét, còn phương pháp tư duy mà sinh viên có được mới là yếu tố quyết định năng lực học tập trong môi trường đào tạo của trường y” - GS Tú nói.

Cũng chính bởi vậy, GS Tú cho rằng phụ huynh và các em học sinh đoạt giải không nên ảo tưởng và đặt kỳ vọng vào việc dùng suất tuyển thẳng để vào ngành học đòi hỏi khắt khe - là bác sĩ đa khoa. Vì cho dù trường có đồng ý tiếp nhận thì không chắc các em có thể theo đuổi được đến cùng con đường học tập.

Như vậy, nếu trường ĐH tiếp nhận một cách thiếu cơ sở khoa học sẽ góp phần khiến các em chịu áp lực và có thể phải bỏ dở việc học, lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian.

Kết quả học tập phần lớn ở mức yếu của các thí sinh trước đó được tuyển thẳng nhờ đoạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia là những minh chứng sống động để thí sinh đang có quyền được xét tuyển thẳng cần phải cân nhắc để lựa chọn trường, ngành học cho phù hợp, để không rơi vào cảnh “làm lại từ đầu”.

Nguồn TTO

很赞哦!(8)