您现在的位置是:88Point > World Cup

【tỷ số bóng đá tối qua】TP HCM: Mỗi năm chi 70 tỷ để bảo trì hàng ngàn căn nhà tái định cư... bỏ trống

88Point2025-01-10 09:23:19【World Cup】8人已围观

简介TP HCM: Mỗi năm chi 70 tỷ để bảo trì hàng ngàn căn nhà tái định cư... bỏ tr tỷ số bóng đá tối qua

TP HCM: Mỗi năm chi 70 tỷ để bảo trì hàng ngàn căn nhà tái định cư... bỏ trống

Theỗinămchitỷđểbảotrìhàngngàncănnhàtáiđịnhcưbỏtrốtỷ số bóng đá tối quao Tuổi trẻ

Hàng ngàn căn nhà tái định cư tại TP HCM để trống nhiều năm nay, đã và đang ngốn hàng chục tỷ đồng kinh phí quản lý, bảo trì hằng năm. Giải pháp vẫn còn nằm ở... thì tương lai.

Ngày 8/9, Hội đồng nhân dân  TP HCM giám sát công tác sử dụng quản lý nhà, đất công đối với Sở Tài nguyên - môi trường và Sở Xây dựng. Thực tế cho thấy công tác quản lý nhà đất công tại hai sở này còn nhiều vấn đề mà những đại biểu Hội đồng nhân dân gọi là "chuyện muôn năm cũ".

Còn gần 10.000 căn hộ tái định cư bỏ trống

Theo Sở Xây dựng, hiện nay Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng trực thuộc sở đang được giao quản lý 9.434 căn hộ và hơn 2.500 nền đất tái định cư trống. Trong đó, một số được quản lý để chờ bán đấu giá (gần 4.800 căn), số khác (hơn 2.000 căn) chờ bố trí tái định cư cho các dự án trong tương lai.

Cụ thể, các dự án thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêmhiện còn hơn 5.300 căn hộ tái định cư để trống thuộc các lô từ R1 đến R7 trong khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh, gần 1.000 căn hộ tại dự án tái định cư Vĩnh Lộc(huyện Bình Chánh), một chung cư ở quận 12 còn 320 căn, 220 căn hộ tại chung cư Tân Mỹ (quận 7), 470 căn hộ tái định cư tại quận Bình Thạnh (chưa bàn giao thực tế)...

Hàng ngàn căn hộ tái định cư để trống tại Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM chờ bán đấu giá

Theo Sở Xây dựng, UBND thành phố đã có chủ trương bán đấu giá 3.790 căn hộ tại Thủ Thiêm và gần 1.000 căn tại Vĩnh Lộc. 

Ông Huỳnh Thanh Khiết, phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết số lượng căn hộ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được bán đấu giá 2 lần nhưng chưa có người mua thành công. "Có lẽ do số lượng căn hộ quá lớn. Vì vậy, UBND thành phố có chủ trương sẽ chia nhỏ số lượng căn hộ trong lần bán đấu giá sắp tới" - ông Khiết cho biết.

Với số căn hộ trống nhiều như vậy, các cơ quan chức năng thừa nhận chi phí cho việc quản lý, bảo trì rất tốn kém. 

"Căn hộ để trống vẫn phải được làm vệ sinh, duy tu bảo dưỡng và quản lý hằng ngày, nhưng các đơn vị quản lý không có khoản thu. Ban đầu các đơn vị quản lý còn gồng gánh nhưng thời gian dài thì phải cắt giảm các khoản chi. Từ đó, các căn hộ xuống cấp và phải tốn tiền duy tu, bảo dưỡng, gia cố trước khi đưa ra bán đấu giá" - một cán bộ Sở Xây dựng báo cáo. 

Theo Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng, năm 2020 UBND TP ghi vốn chi khoảng 71 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng số lượng căn hộ tái định cư để trống này.

Khó thu hồi đất công

Trong buổi giám sát sáng cùng ngày đối với Sở Tài nguyên - môi trường, đại diện sở này nêu khá nhiều khó khăn trong công tácthu hồi đất côngđể bán đấu giá.

Ông Võ Công Lực, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên - môi trường), cho biết có tình trạng các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tìm mọi cách khiếu kiện, khiếu nại, lấn chiếm đất, không tự nguyện bàn giao mặt bằng trung tâm.

Nhiều địa chỉ nhà đất được giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất xử lý thu hồi đã bị lấn chiếm, sử dụng trái phép như nhà đất số 387 Trần Hưng Đạo, nhà đất số 86 Trần Đình Xu (phường Cô Giang, quận 1), khu nhà đất số 400 Nguyễn Duy (quận 8)...

Cũng theo ông Lực, về hiện trạng, nhiều cơ sở nhà đất thuộc đối tượng xử lý, sắp xếp nhà đất công nhưng trên đó đang có nhiều hộ dân đang sinh sống. Các cơ sở nhà đất này được luân chuyển, bàn giao giữa các đơn vị khác nhau rồi sử dụng theo hiện trạng. 

Người dân ở trên đất công nhưng thời gian dài, lâu ngày nên yêu cầu được hợp thức hóa nhà. Đến khi Trung tâm phát triển quỹ đất tiếp nhận mặt bằng thì vướng các hộ dân này nên chưa thể có đất "sạch" để bán đấu giá.

Về giải pháp tháo gỡ, ông Lực đề xuất áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất để di dời những hộ dân này. 

"Trong khi chờ bổ sung quy định về các biện pháp chế tài trong trường hợp không bàn giao đất công, tôi đề xuất thu hồi đất công bằng phương pháp cưỡng chế hành chính. Sở Tư pháp tham mưu UBND thành phố thực hiện thủ tục này. Có như vậy mới thu hồi đất công để đưa ra bán đấu giá" - ông Lực kiến nghị.

Ông Lực cũng kiến nghị đoàn giám sát có ý kiến với UBND thành phố sớm xem xét, có hướng giải quyết đối với trường hợp các dự án không còn quỹ nền đất để bàn giao, chủ đầu tư xin nộp bằng tiền để thực hiện nghĩa vụ hoán đổi đất công.

Về vấn đề này, ông Võ Trung Trực, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường thành phố, cho biết việc hoán đổi đất công trong các dự án nhà ở thương mại tùy loại đất mà có tỷ lệ hoán đổi nhất định.

Trước kia thành phố xử lý bằng cách cho doanh nghiệp quy đổi bằng tiền. Tuy nhiên, vừa rồi lãnh đạo UBND thành phố có họp và nêu quan điểm là cương quyết không cho quy đổi bằng tiền nữa. Việc này dứt khoát phải làm nghiêm.

Cũng theo ông Trực, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ có thể giữ lại sử dụng những mặt bằng nhà đất phù hợp với chức năng ngành nghề trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả.

Phải kiên quyết thu hồi những mặt bằng nhà đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, thiếu trách nhiệm khiến bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn... để tổ chức đấu giá thu nộp ngân sách.

Giải pháp không khó

Bà Phan Thị Thắng, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, dẫn chứng: "Tôi nhớ không nhầm thì có những căn hộ tái định cư để trống đến 20 năm chưa được bố trí. Bên cạnh đó, có những căn hộ tái định cư vị trí khá đẹp như ở Bình Thạnh vẫn bị trống nhiều năm chưa bố trí được".

Bà đề nghị Sở Xây dựng phải tính toán giải pháp để giải quyết số lượng căn hộ, nền đất tái định cư trống chứ không thể để kéo dài gây tốn kém ngân sách, hao hụt giá trị tài sản công như vậy được. Bà Thắng cho rằng không nên phải chăm chăm giữ nhà tái định cư trong khi không biết khi nào bố trí được, nhu cầu của người dân ra sao...

Theo bà, hiện nay nhà ở thương mại trên thị trường cũng rất đa dạng, nhà tái định cư bán cho dân cũng bán theo giá thị trường. Nếu cần thiết, có thể thương lượng với các chủ đầu tư nhà thương mại để bán tái định cư cho người dân.

Link bài gốc