TheầnmềmgiánđiệptrànngậpchâuÂxem da banh truc tuyeno dự thảo báo cáo của Nghị viện EU, các phần mềm gián điệp như Pegasus đang tràn ngập tại các quốc gia trong khu vực nhằm vào chính trị gia và nhà báo mà không hề gặp phải sự giám sát cấp cao nào.
Ngày 08/11, tài liệu liên quan việc sử dụng các phần mềm do thám cho biết “hầu hết các quốc gia thành viên EU đều đã mua một hay nhiều phần mềm gián điệp” tương tự như Pegasus, phát triển bởi tập đoàn NSO của Israel.
Tuy nhiên, hoạt động này “không có sự giám sát chặt chẽ từ phía Liên minh châu Âu nhằm hạn chế việc sử dụng bất hợp pháp phần mềm gián điệp để theo dõi cá nhân, cũng như giám sát hoạt động mua bán các sản phẩm kỹ thuật số này”, Sophie Veld, nhà lập pháp chấp bút cho báo cáo nói.
Theo đó, tài liệu dài 159 trang, tập trung vào việc sử dụng phần mềm gián điệp dựa trên kết quả điều tra của nhà báo và các nhóm xã hội dân sự và bộ phận nghiên cứu chuyên biệt của Nghị viện EU. Báo cáo được công bố sau khi EU hoàn tất nhiệm vụ thu thập dữ liệu liên quan việc Hy Lạp đề xuất luật cấm công ty tư nhân sử dụng spyware vào đầu tháng này.
Hiện Cyprus và Bulgaria đang là 2 đầu mối xuất khẩu phần mềm gián điệp lớn trong khu vực, trong khi đó Ireland cung cấp ưu đãi về tài chính cho các nhà cung cấp phần mềm lớn, còn Luxembourg đóng vai trò là trung tâm ngân hàng cho nhiều “tay chơi” trong lĩnh vực này. Hàng năm, thủ đô Prague của CH Séc thậm chí còn tổ chức hội chợ phần mềm gián điệp, ISS World “Wiretappers Ball”.
Báo cáo cũng trích dẫn các trường hợp bị theo dõi như Nikos Androulakis, Chủ tịch Đảng xã hội chủ nghĩa đối lậo Pasok của Hy Lạp và Thượng nghị sĩ Krzysztof Brejza, người từng dẫn dắt Đảng đối lập Civiv Platform tại Ba Lan. Trong đó, chính phủ các nước châu Âu đã thiếu hợp tác trong điều tra những trường hợp nêu trên.
Thế Vinh (Theo Bloomberg)