La liga

【đội hình crystal palace gặp liverpool】Cần nâng cao năng lực tiếp cận vốn

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Một số thủ tục vay vốn còn phức tạp khiến DN gặp khó khăn trong đầu tư sản xuất, kinh doanhTrong bối đội hình crystal palace gặp liverpool

tc

Một số thủ tục vay vốn còn phức tạp khiến DN gặp khó khăn trong đầu tư sản xuất,ầnnângcaonănglựctiếpcậnvốđội hình crystal palace gặp liverpool kinh doanh

Trong bối cảnh đó, những nguồn lực đồng hành cùng cộng đồng DN, trong đó có các định chế tài chính có vị trí rất quan trọng để “đoàn thuyền thúng” DN Việt Nam vượt biển lớn thành công.

Doanh nghiệp và ngân hàng vẫn khó “gặp nhau”

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, năm 2015 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu mức độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế Asean và nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn trong khu vực và thế giới, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)… Việc Chính phủ đẩy nhanh tiến trình hội nhập sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như tác động tích cực đến nền kinh tế, tạo điều kiện cho DN trong nước gia tăng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu…

Để có thể thích ứng và hòa mình trong tiến trình hội nhập, ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, một mặt DN cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản trị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… mặt khác DN cũng cần có những giải pháp để nâng cao năng lực tiếp cận vốn ngân hàng (NH) nhằm mở rộng đầu tư kinh doanh, phát triển quy mô DN. “Hiện nay, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đã thông thoáng hơn, nhưng tình trạng “NH thừa tiền, còn DN thiếu vốn” vẫn đang tồn tại như một bài toán hóc búa”, ông Độ nhấn mạnh.

Theo ông Độ, có hai lý do chính để DN và NH vẫn chưa “gặp nhau” trong việc tiếp cận vốn. Trước hết, bản thân DN chưa chứng minh được tính khả thi trả nợ, chưa đề ra được chiến lược kinh doanh có triển vọng, chiến lược quản lý dòng tiền khả thi… Thứ hai, về phía NH, nhiều NH cũng gặp khó khăn trong việc đánh giá triển vọng kinh doanh của DN nên dè dặt, thận trọng cấp vốn, đặc biệt là đánh giá năng lực của DN để cho vay tín chấp.

Bên cạnh đó, từ góc độ DN, bà Hoàng Thị Như Trang, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Cơ điện Toàn cầu cho rằng, hiện một số thủ tục trong vay vốn còn phức tạp, đặc biệt là tiếp cận những nguồn vốn vay ưu đãi khiến DN gặp khó khăn trong đầu tư sản xuất, kinh doanh. “Có những lúc chúng tôi biết có những nguồn vốn ưu đãi như nguồn vốn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) có thể cấp vốn cho DN Việt Nam với lãi suất 3%, nhưng không thể tiếp cận được do thủ tục quá phức tạp nên DN buộc phải vay thương mại thông thường”, bà Trang chia sẻ.

“Ngân hàng và DN khi đã tài trợ vốn và sử dụng dịch vụ của nhau là đang cùng trên một “con thuyền”, mọi sóng gió rủi ro là cùng gánh chịu. Do đó, hai bên cần có một sự hợp tác chặt chẽ, cùng tìm “tiếng nói chung” để việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả”, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược NH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chia sẻ.

Ngân hàng cần đẩy mạnh tái cơ cấu

Ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, sự đồng hành của NH với DN vẫn yếu còn bởi vấn đề nợ xấu của các NH. “Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra nhiều biện pháp để cải tổ nâng cao chất lượng các tổ chức tín dụng, trong đó đặc biệt là giải pháp tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Việc tái cơ cấu hệ thống NH đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong vấn đề xử lý nợ xấu, sở hữu chéo, bình ổn lãi suất… nhưng cần phải làm rốt ráo hơn quá trình này để dòng vốn “chảy” vào DN sẽ thuận lợi hơn”, ông Phước nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo ông Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cho rằng, các tổ chức tín dụng cần cải cách thủ tục hành chính, quy trình; nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa chất lượng dịch vụ ngày càng gần hơn với các định chế tài chính hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm - dịch vụ thiết thực, hiện đại phục vụ cho các hoạt động của DN. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý, quản trị rủi ro và giám sát an toàn hệ thống để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là ở những khía cạnh như phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất, tài trợ thương mại, tư vấn cho DN về chiến lược kinh doanh, xúc tiến đầu tư - thương mại….

Thiện Trần

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap