【bayern munich có bao nhiêu cúp c1】Phát hiện và xử lý nhiều vụ án lớn về buôn lậu, chuyền tiền trái phép

dai

Đại diện Văn phòng Chống ma túy và tội phạm (UNODC) của Liên Hiệp quốc trao tặng sổ tay PCRT cho Cục Điều tra chống buôn lậu,áthiệnvàxửlýnhiềuvụánlớnvềbuônlậuchuyềntiềntráiphébayern munich có bao nhiêu cúp c1 Tổng cục Hải quan

Trong đó, ngành Tài chính nói chung và Hải quan nói riêng, hoạt động này luôn được đề cao và đã đạt được kết quả khả quan.

Phát hiện, xử lý hơn 100 vụ vi phạm

Báo cáo tổng kết Kế hoạch PCRT giai đoạn 2012 - 2015 cho thấy, đến nay, công tác PCRT của ngành Hải quan đã được triển khai sâu rộng trong toàn hệ thống từ Tổng cục Hải quan đến chi cục hải quan cửa khẩu.

Cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, ngân hàng, lực lượng công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra xác minh, kịp thời bắt giữ, xử lý đối tượng có dấu hiệu rửa tiền.

Bên cạnh đó, ngành Hải quan đã tăng cường phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là với Cục PCRT - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kiểm tra, thanh tra, quản lý chặt chẽ hoạt động khai báo chuyển tiền qua ngân hàng, thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới… để phát hiện những giao dịch đáng ngờ, có khả năng liên quan đến rửa tiền.

Kết quả, trong giai đoạn 2012 - 2015, lực lượng hải quan đã phát hiện và xử lý 110 vụ buôn lậu, vận chuyển tiền, ngoại tệ, vàng trái phép, trong đó có 98 vụ tiền thật với tổng số tiền hơn 23,6 tỷ đồng, hơn 600.000 USD…; 10 vụ tiền giả với số tiền lên đến 2,1 tỷ đồng; 2 vụ xuất lậu hơn 105 lượng vàng… Cơ quan hải quan đã xử lý vi phạm hành chính 87 vụ với số tiền phạt hơn 1,2 tỷ đồng, khởi tố 8 vụ, chuyển hồ sơ cơ quan công an tiếp tục điều tra 15 vụ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính từ đầu năm đến hết tháng 8, lực lượng hải quan trên cả nước cũng đã phát hiện và xử lý hơn 10 vụ vận chuyển tiền, ngoại tệ trái phép.

Nâng cao năng lực phòng chống rửa tiền

Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan đã có kế hoạch chỉ đạo các đơn triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT, tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 - 2020, theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg (ngày 25/11/2014) của Thủ tướng Chính phủ.

Với vai trò trọng trách được giao, ngành Hải quan tiếp tục củng cố lực lượng thực thi công tác PCRT; duy trì cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất; đảm bảo sự phối hợp thống nhất trong quá trình điều tra, bắt giữ, xử lý đối tượng và tang vật vi phạm giữa các lực lượng trong và ngoài ngành.

Bên cạnh đó, ngành Hải quan sẽ tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, trang bị thêm kỹ năng về công tác PCRT, tài trợ khủng bố cho cán bộ, công chức. Ngành Hải quan triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến PCRT (Quản lý ngoại hối của hành khách xuất nhập cảnh; gian lận thương mại qua giá; khai sai mã hàng; khai sai số lượng, trọng lượng; lợi dụng đầu tư gia công nhằm mục đích rửa tiền). Sớm đưa giáo trình PCRT, tài trợ khủng bố vào chương trình giảng dạy nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức của ngành.

Đối với đơn vị ngoài ngành, Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu xây dựng quy chế, tiến hành ký kết trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, bắt giữ và xử lý các vụ việc liên quan đến công tác PCRT và tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố với các cơ quan liên quan: Cục PCRT (NHNN), Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương…/.

Quyết định số 2112 QĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành triển khai các nội dung hành động về PCRT; tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí; áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho khu vực tài chính và phi tài chính; xây dựng cơ chế tập trung xử lý thông tin liên quan đến rủi ro quốc gia trong các lĩnh vực; tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền theo điều 250, 251 của Bộ luật Hình sự; xây dựng và ban hành các hướng dẫn liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền, tài trợ khủng bố…

Ngô Ngọc Khuê - Song Linh