Trong chuyến công tác tại Hậu Giang vừa qua,ựchiệnccchnhschchođồngbodntộcrấthiệuquảkeo nha kai 5 Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Hoàng Xuân Lương (ảnh) có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về chính sách đối với đồng bào dân tộc.
Ông Lương chia sẻ: Trước tình trạng khó thoát nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc, một số người cho rằng nên tặng “cần câu”, thay vì cho “con cá”, nhưng cần xem xét kỹ lại là “cần câu” có phù hợp với đặc điểm, văn hóa, cách làm ăn ở vùng, miền đó hay không ?
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, hiện nay giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc dường như chưa mang lại nhiều hiệu quả ?
- Đó là nhận định đúng. Hiện nay, chính sách cho đồng bào dân tộc có rất nhiều, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Theo thống kê, có đến 167 văn bản liên quan đến các chính sách cho đồng bào, trong đó có đến 16 chương trình quốc gia do các bộ, ngành quản lý. Từ đó, dẫn đến sự chồng chéo trong công tác quản lý, nhưng gộp chung lại thì không thể, vì mỗi chương trình có mục tiêu, tiêu chí riêng. Bên cạnh đó, cách thức giúp đỡ có hiệu quả, nhưng mặt nào đó vẫn còn bất cập, cho nên muốn thoát nghèo bền vững vẫn còn là câu chuyện dài.
Vậy tới đây sẽ rà soát lại những chính sách cũ chứ không ban hành thêm chủ trương mới về hỗ trợ đồng bào dân tộc, thưa ông ?
- Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện chương trình hành động liên quan đến Chiến lược phát triển dành cho đồng bào dân tộc. Với những chương trình đã thực hiện, nếu tốt sẽ tiếp tục, còn khiếm khuyết sẽ sửa đổi, những khoảng còn trống, chưa có chính sách sẽ tiếp tục xây dựng mới. Nhưng trong công tác quản lý nhà nước phải rõ ràng, không để xảy ra tình trạng chồng chéo như hiện nay.
Trước đây, khi xây dựng hạ tầng cho đồng bào dân tộc, chủ yếu tập trung vào điện, đường, trường, trạm, chưa có chủ trương đưa các điểm chùa của đồng bào Khmer vào sửa chữa. Đây là những công trình mang tính cộng đồng, nơi sinh hoạt văn hóa của bà con, nhiều chùa cũng có công lao trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nên trong thời gian tới sẽ đưa vào sửa chữa, nâng cấp.
Trong các dịp lễ, tết của đồng bào Khmer, lãnh đạo tỉnh đều đến dự và trao những phần quà ý nghĩa. |
Ông đánh giá thế nào về việc thực hiện các chính sách cho đồng bào dân tộc ở Hậu Giang ?
- Phải nói là rất hiệu quả, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn cho các dự án, chương trình đều được thực hiện tốt. Chúng tôi đã có những đợt kiểm tra thực tế mới đưa ra các đánh giá này. Điểm đặc biệt là phía tỉnh đã có những chính sách cụ thể, cân đối kinh phí để hỗ trợ thêm cho đồng bào, đây là điều đáng biểu dương, không nhiều tỉnh làm được điều này.
Ngoài ra, con em đồng bào dân tộc đi học theo hệ cử tuyển khi về đều được bố trí, sắp xếp công tác ổn định, đây là điều tôi rất ấn tượng.
Thưa ông, việc kiến nghị của tỉnh về thành lập phòng dân tộc tại một số huyện, thị trong tỉnh và có thêm 1 biên chế chuyên trách làm công tác dân tộc ở các xã có đông đồng bào dân tộc sẽ được giải quyết ra sao ?
- Theo quy định, mỗi đơn vị cấp huyện có trên 5.000 người dân tộc thiểu số sẽ được thành lập phòng dân tộc, tuy nhiên, căn cứ số lượng đồng bào ít hay nhiều mà bố trí biên chế cán bộ ở phòng này cho phù hợp. Theo số lượng thực tế các địa phương trong tỉnh Hậu Giang, thì nên bố trí từ 1-2 cán bộ cho phòng dân tộc là ổn. Còn việc tăng biên chế, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ xem xét.
Xin cảm ơn ông !
HOÀNG NGUYÊN thực hiện