【ket qua cup duc】Giải "bài toán" về cân bằng nước

Giải pháp tổng thể để xử lý hiện tượng hạn,ảiquotbitonquotvềcnbằngnướket qua cup duc mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là phải xây dựng được “Bài toán cân bằng nước” trong phạm vi toàn lãnh thổ.

Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, khu vực Nam bộ có khả năng khô hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, thiếu nước sinh hoạt từ cuối tháng 2 trở đi. Đợt xâm nhập mặn lần này đặc biệt nghiệm trọng trong vòng khoảng 100 năm qua, với 3 đặc điểm: “sớm, xâm nhập sâu vào đất liền và kéo dài nhiều ngày”.

Hồ thủy lợi Lâm Tùng ở thôn Lâm Tùng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, có năng lực tưới 100 ha cây công nghiệp nhưng đã bị khô hạn, trơ đáy. Ảnh: Cao Nguyên - TTXVN

Tại Tây Nguyên, mùa mưa năm nay kết thúc sớm, lượng mưa tại khu vực Bắc Tây Nguyên chỉ đạt 50-60% so với quy luật nhiều năm.

Ở Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận mực nước các sông, suối đều thấp hơn mức trung bình. Nhiều hồ chứa không đạt dung tích thiết kế, thậm chí có những hồ chứa còn trơ cả đáy.

Các tỉnh Nam Trung bộ nằm thấp hơn vùng Tây Nguyên nên các hồ chứa vùng này được hưởng nguồn nước ngầm lớn từ Tây Nguyên. Dự báo ở Tây Nguyên mùa khô năm nay, hạn hán sẽ xảy ra khốc liệt nhất trong vòng 18 năm trở lại đây.

Nhìn lại những vùng được coi là bị mặn thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long, những nơi thường bị hạn ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên rõ ràng hiện tượng trên không phải là mới xảy ra mà đã có một quá trình lâu dài.

Thời tiết bất thường của một số năm gần đây chưa phải là khắc nghiệt nhất so với trước đây, song sự thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng cuộc sống của người dân lại có xu hướng tăng lên.

Đặc biệt, con số thống kê về sự tụt giảm mực nước ở các sông suối ở Tây Nguyên, ở Nam Trung bộ, trong vụ Đông Xuân, làm cho chúng ta rất lo ngại về tương lai cho sự phát triển nông nghiệp của các vùng đó.

Để lý‎ giải điều này, cần đánh giá về vai trò của hàng trăm hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện ở miền Trung trong việc chống hạn. Quy trình tích nước và xả nước của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện có sự khác biệt. Đối với hồ chứa thủy lợi, dung tích hồ được thiết kế theo nguyên tắc lợi dụng tổng hợp. Có nghĩa, hồ chứa phải tích nước để giảm lũ cho hạ du; mùa khô cung cấp nước cho hạ du, đáp ứng các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, cho việc chống đẩy mặn.

Ngược lại, với hồ chứa thủy điện, lượng tích nước, thời gian tích nước và xả nước chủ yếu phụ thuộc yêu cầu sản xuất điện. Về mùa khô, nước ở hạ du cạn kiệt, song hồ chứa vẫn phải tích nước, đây là nguyên nhân góp phần làm giảm mức nước các sông, suối phía hạ du.

Để lý giải cho hiện tượng hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hiện các nước thượng nguồn trên dòng sông Me Kong đã và đang xây dựng hàng chục nhà máy thủy điện, với tổng dung tích tới hàng chục tỷ mét khối nước. Với sự vận hành nguồn thủy điện của các nước này, nguồn nước để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, cũng như đẩy mặn về mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) là thiếu, dẫn đến tình trạng mặn sâu hơn.

Vậy, “Bài toán cân bằng nước” trong cụ thể phải tính toán lượng nước đến (nước mưa, dòng chảy trong sông, suối, nước ngầm) và nhu cầu lượng nước. Từ đó, xác định được lượng nước cần trữ; trong đó, có kể đến lượng mưa thiếu hụt của những năm bị hạn hán.

Cho đến nay, chúng ta chưa giải được bài toán này để phục vụ cho chống hạn. Nguyên nhân chính là chưa xây dựng được “chiến lược sử dụng nước” để đi kèm với “chiến lược tài nguyên nước”.

Trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng các hồ chứa, các trạm bơm, các “kho nước ngầm”. Mặt khác, khi điều hành cung cấp nước có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế như chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, di chuyển khu vực chăn nuôi, chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hoặc dừng phát triển cây cao su ở Tây Nguyên...

Cần xây dựng dự án thí điểm về phương pháp này áp dụng cho 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (Nam Trung bộ), Gia Lai, Đắc Lắk (Tây Nguyên).

Tình hình mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn, ngoài hiện tượng nước biển dâng, còn do nguồn nước ngọt giúp đẩy mặn ở các cửa sông có xu thế giảm. Do vậy, cần xây dựng được quy hoạch phòng chống xâm nhập mặn trên toàn lãnh thổ; trong đó, có tiêu chuẩn về lưu lượng đẩy mặn ở các cửa sông theo từng thời gian. Quy hoạch này phải kết hợp với chiến lược sử dụng nước trong giải pháp chống hạn.

Về giải pháp công trình, hệ thống thủy lợi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp những cống vùng triều, đảm bảo tận dụng thủy triều để lấy có hiệu quả. Những tiểu vùng chưa có hệ thống thủy lợi vẫn sử dụng nước lũ, nước mưa để sản xuất cần đầu tư xây dựng kênh, cống để tận dụng giữ nước ngọt, thoát lũ.

Theo tính toán quy hoạch thủy lợi, hàng năm lượng nước mưa ở Tây Nguyên vẫn đủ để tưới cho cây trồng, song dung tích các hồ nhỏ, không đủ chứa, khiến nước lũ chảy hết ra các sông.

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa đang bị xuống cấp cần tăng cường công trình quan trắc thủy văn khí tượng để dự báo kịp thời trong điều hành chống lũ và chống hạn. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm phương pháp “đê ngầm” trên các đường lũ đi để tạo thành kho nước trong lòng đất.

Ở Nam Trung bộ, bên cạnh việc xây dựng thêm những hồ chứa nước có dung tích lớn như hồ Tân Mỹ, cần nghiên cứu thêm phương pháp “liên hồ chứa”. Đó là việc thiết kế những hệ thống kênh, đường ống và hệ thống bơm chuyển nước để kết nối nhiều hồ nhỏ đang có thành một hệ thống, đảm bảo đủ lượng nước khi xảy ra thiên tai.

Hiện nay, quy luật thủy triều có thay đổi, thời gian xâm nhập mặn cũng thay đổi bất thường, nên việc theo dõi, để điều chỉnh quy trình đóng mở các cửa cống là việc cần thiết. Vì vậy, cần củng cố các cửa cống vùng triều để ngăn mặn cũng như sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước để tạo ra lượng nước xả xuống các sông suối, góp phần đẩy mặn.

Về giải pháp phi công trình, những vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long không có nguồn nước ngọt từ các sông, chủ yếu dựa vào nước mưa như Cà Mau cần nghiên cứu quy hoạch sản xuất giữa trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, thích hợp với điều kiện hạn chế nước ngọt; xây dựng phương pháp sản xuất “tưới bằng nước mưa” như nhiều nước ở châu Phi đang thực hiện.

Khu vực Tây Nguyên cần giảm kế hoạch phát triển cây cao su, kết hợp trồng rừng chủ yếu tạo thêm tầng phủ, phát triển thảm thực vật giúp nâng cao mực nước ngầm, bổ sung nguồn nước sinh thủy, góp phần đẩy mặn cho vùng Nam Trung bộ.

Bên cạnh đó, khu vực Nam Trung bộ cần thu thập số liệu, phân loại khu vực thường xuyên có lượng mưa gần bằng lượng bốc hơi nhằm chủ động di dân đến những nơi có nguồn nước ổn định hơn.

Nghiên cứu chiến lược chống sa mạc hóa ở những tỉnh thường xuyên bị hạn thông qua việc trồng rừng tạo ra nguồn nước ngầm, góp phần chống mặn hóa cho tầng nước ngầm. Trên thế giới, việc nghiên cứu tầng nước ngầm, nằm trong tổng thể cân bằng nước của lưu vực.

Theo GS.TS Vũ Trọng Hồng(Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam)/baotintuc.vn