88Point

Để chuẩn bị cho công trình Nhà trưng bày cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ, tại ấ soi kèo u19

【soi kèo u19】Góp thêm tư liệu quý về gia đình cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Để chuẩn bị cho công trình Nhà trưng bày cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ,ưliệuquvềgiađnhcốluậtsưNguyễnHữuThọsoi kèo u19 tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, những tư liệu về cuộc sống, hoạt động của ông và gia đình tại Hậu Giang đã được khảo sát, tiếp cận. Ký ức về cố luật sư và gia đình tại đây chưa có trong bất cứ tài liệu nào...

Ông Lê Hữu Phước, nguyên Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, cho rằng: Cần khai thác tư liệu lịch sử có chiều sâu về gia đình cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

Việc làm ý nghĩa

Tuy sinh ra ở Bến Lức, Long An, nhưng có một thời gian dài, cố luật sư cùng gia đình về ở tại vàm Chà Là thuộc làng Vĩnh Viễn, quận Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá xưa (nay là ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ). Người dân ở đây truyền nhau rằng: Hơn trăm năm trước, gia đình ông đã đến đây, khai phá, đào kênh dẫn thủy nhập điền như kênh Ranh, kênh Tư, kênh Rạch Lớn, kênh Ngang... Gia đình ông rất gần gũi, đối xử tử tế, giúp đỡ, đùm bọc người dân nghèo, người tứ cố vô thân, chỉ cho họ cách làm ruộng, giúp đỡ việc làm sinh sống… Cố luật sư về đây lúc còn ẵm trên tay. Rồi ông học tiểu học ở huyện Long Mỹ từ năm 1917-1920. Sau đó, ông rời nơi đây, lên Sài Gòn, rồi sang Pháp du học vào năm 1921.

Vùng đất Vĩnh Viễn A đến nay còn nhiều dấu tích lưu lại như Miếu Bà của gia đình cố luật sư xây dựng, được người dân ở đây tôn tạo, thờ phụng, như sự ghi nhớ công ơn của gia đình ông; những viên đá xanh, gạch thẻ, gạch vuông vẫn còn sót lại trên nền nhà cũ xưa ngày đó…

Theo mong muốn của người dân, của gia đình cố luật sư về việc xây dựng Nhà trưng bày, để giáo dục truyền thống, UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương xây dựng và giao các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Long Mỹ tiến hành các thủ tục về đất đai, thiết kế… Trong những cuộc họp để rà soát công tác chuẩn bị cho việc xây dựng Nhà trưng bày, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Đây là một công trình mang ý nghĩa lịch sử, thể hiện sự ghi ơn, trân trọng một nhà trí thức tài năng, giàu tâm huyết, có nhiều cống hiến cho đất nước. Việc này cũng nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ noi gương những người đi trước, tạo điểm đến du lịch về nguồn để thu hút những người muốn tìm hiểu về lịch sử”.

Những câu chuyện đặc biệt được truyền tải trong Nhân dân

Sở Văn hóa, Thể theo và Du lịch Hậu Giang đã khảo sát, tiếp cận nhân chứng và nơi ở thời niên thiếu của cố luật sư, qua đó ghi nhận những câu chuyện kể về gia đình ông từng có thời gian lưu lại vùng đất này. Những người từng tiếp xúc trực tiếp gia đình cố luật sư hầu như không còn, nhưng lời kể, những câu chuyện liên quan vẫn được lưu trong trí nhớ người dân…

Khu đất được quy hoạch để xây dựng Nhà trưng bày dự kiến sát với ngôi nhà trước đây gia đình ông sinh sống, hiện do ông Đồng Quang Hoằng sở hữu. Ông Hoằng nhớ lại rất rõ lời kể của cha mình: Khoảng năm 1917 đến 1945, cha mẹ cố luật sư là ông Nguyễn Hữu Tuấn và bà Lê Thị Phòng về đây khai hoang, lập đất, giúp đỡ người dân trong làng rất nhiều. Lúc nghe nói xây dựng nhà trưng bày, tôi vui lắm, lại sát nhà mình nữa. Nếu cần xây dựng ngay nhà tôi đang ở, tôi sẵn sàng dời qua chỗ khác trên đất của gia đình để cất nhà mới”.

Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Liễn, ở ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, ngoài 70 tuổi, cũng đặc biệt: Cha ông từng làm công trong gia đình của cố luật sư, coi lẫm lúa, giao đi thu lúa sau mỗi vụ mùa. Gia đình ông bà thương người, khi mùa màng thất bát, được cho nợ mùa sau hoặc cho luôn. Khoảng năm 1945, gia đình ông giao đất đai, nhà cửa lại cho cách mạng… “Cha tôi còn cho biết, hồi đó cha mẹ cố luật sư có sắm chiếc ghe, đầu tuần là cha ông cùng một người nữa chèo ghe chở ông Nguyễn Hữu Thọ đi học, cuối tuần rước về”, ông Liễn nhớ thêm… Ở tuổi ngoài 80, bà Đồng Thị Ngữ, cùng ở ấp 6, kể lại: Năm 1945, cha bà được cách mạng phân công giữ lẫm lúa, nhà cửa do gia đình cố luật sư bàn giao lại và về Long An. Lúc đó, bà có đến nơi này chơi, trong ký ức của đứa trẻ 7, 8 tuổi ngày đó vẫn còn nhớ ngôi nhà sàn, lẫm lúa được cất rất lớn, rộng rãi, sạch sẽ. Đến khoảng năm 1960 lẫm lúa bị bom đánh sập, cháy…

Là người con của quê hương Long Mỹ, ông Lê Hữu Phước, nguyên Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, nguyên Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy, chia sẻ: “Xây dựng nhà trưng bày là việc nên làm và quy hoạch đất nơi ngôi nhà, lẫm lúa ngày xưa là hợp lý nhất. Tôi hy vọng trong việc sưu tầm tài liệu, cần tìm thêm nhiều nhân chứng lịch sử, để tư liệu có chiều sâu. Trong thiết kế, xây dựng cần quan tâm đến giá trị thẩm mỹ, để không chỉ là điểm đến mang giá trị lịch sử, tôn vinh, ghi nhớ công ơn của gia đình một nhân vật trí thức lớn, mà còn là điểm đến trong lành với không gian xanh mát của một miền quê…”.

Trong khi Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có công văn trả lời: Viện chưa có tư liệu về thời gian cố luật sư cùng gia đình sinh sống tại vùng đất Vĩnh Viễn A, thì việc tìm hiểu, sưu tầm tư liệu của Hậu Giang trong thời gian qua, để hoàn chỉnh hồ sơ cần thiết xây dựng Nhà trưng bày, công nhận nơi đây là di tích lịch sử cấp tỉnh, càng có ý nghĩa cao quý, vượt phạm vi của tỉnh, góp thêm những tư liệu lịch sử quý giá về cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ và gia đình, một người cán bộ cách mạng từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước...

Người nặng lòng với chuyện tôn vinh, xây dựng Nhà trưng bày cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Ông Lê Hữu Phước, nguyên Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, nguyên Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy, là người dành sự quan tâm đặc biệt từ nhiều năm trước đối với việc tìm lại những tư liệu lịch sử và kiến nghị cần có sự tôn vinh, ghi nhớ đối với thời điểm gia đình cố luật sư sinh sống tại huyện Long Mỹ. Ông Phước chia sẻ: “Tìm tư liệu lịch sử và xây nhà trưng bày mang giá trị lịch sử, tôn vinh, ghi nhớ công ơn của gia đình một nhân vật trí thức lớn...”.

---------------------------

Cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ sinh ngày 10-7-1910 tại làng Long Phú, Tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn cũ (nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Năm 1921, lúc mới 11 tuổi, ông sang Pháp du học. Năm 1933, ông trở về quê hương hành nghề luật sư và theo cách mạng. Ông từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap