【trận đấu vissel kobe】Tổng thu phí các tuyến cao tốc của VEC năm 2015 đạt hơn 1.868 tỷ đồng
Đã đưa 350 km đường cao tốc vào vận hành,ổngthuphícáctuyếncaotốccủaVECnămđạthơntỷđồtrận đấu vissel kobe khai thác
Trong năm 2015, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã đưa vào khai thác thêm 54km thuộc tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, nâng tổng số km đường cao tốc VEC đang vận hành và khai thác lên 350km.
Việc đưa các tuyến cao tốc vào khai thác đến nay đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, góp phần xóa đói giảm nghèo…
Tính đến nay, các tuyến đường cao tốc đưa vào khai thác đã phục vụ trên 45,3 triệu lượt phương tiện, trong đó riêng năm 2015 đã phục vụ 22,5 triệu lượt phương tiện, đảm bảo an ninh trật tự, ATGT và hiệu quả, tổng doanh thu thu phí qua các tuyến (bao gồm VAT) là 1.868,2 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch 2015. Trong đó, Cầu Giẽ - Ninh Bình: 396,6 tỷ đồng; Nội Bài - Lào Cai: 849,6 tỷ đồng; TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây 622 tỷ đồng...
Cũng trong năm 2015, công tác triển khai dự án cũng đã đạt được các mục tiêu đề ra. Đã hoàn thành thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác tạm toàn tuyến TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; cơ bản hoàn thành lớp bê tông nhựa tạo nhám dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình nhằm đưa vận tốc khai thác đạt vận tốc thiết kế (120km/h); thông hầm Eo và hợp long cầu Kỳ Lam, đánh dấu việc hoàn thành những cột mốc đầu tiên của Dự án Đà Nẵng - Quảng Ngãi, góp phần vào mục tiêu hoàn thành cơ bản các hạng mục chính đoạn tuyến JICA trong năm 2016...
Giảm nguy cơ thiếu hụt dòng tiền
Cùng với đề xuất tăng vốn điều lệ, trong năm 2015, trên cơ sở rà soát tính toán lại sự tăng trưởng về lưu lượng xe và doanh thu thu phí trên 3 tuyến cao tốc vừa được đưa vào sử dụng cùng với các yếu tố đầu vào khác, VEC đã cập nhật số liệu tài chính của 5 dự án và đã báo cáo Bộ GTVT phương án tài chính 5 dự án trên nguyên tắc VEC được chủ động thu xếp bù đắp trên cơ sở hòa chung dòng tiền 5 dự án để hỗ trợ cho nhau khi thanh toán các khoản nợ đến hạn, thiếu hụt tạm thời.
Theo phương án này, Nhà nước sẽ không phải hỗ trợ 30.787 tỷ đồng để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong những năm đầu khai thác đối với 2 dự án Nội Bài - Lào Cai và Đà Nẵng - Quảng Ngãi như dự kiến trước đó.
Khi các dự án hòa chung thì dòng tiền chỉ bị thiếu hụt khoảng 1.690 tỷ đồng vào năm 2030 khi đại tu các tuyến đường. Phần thiếu hụt này sẽ được bù đắp bằng cách vay tín dụng bổ sung, phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc kéo dài thời gian thu phí của một trong các tuyến cao tốc. Chính phủ đã đồng ý nguyên tắc với phương án tài chính này và giao Bộ GTVT xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong thời gian khai thác, thu phí 5 dự án cao tốc do VEC là chủ đầu tư, bảo đảm phù hợp quy định.
Theo ông Mai Tuấn Anh - Tổng giám đốc VEC, những kết quả trên là tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực tài chính cho VEC, đáp ứng yêu cầu của Luật quản lý nợ công, lành mạnh hóa và đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển bền vững của VEC, làm cơ sở cho VEC huy động được tối đa các nguồn vốn để đầu tư các dự án xây dựng đường cao tốc mới... góp phần quan trọng để hoàn thành mục tiêu hơn 2.000 km đường cao tốc vào năm 2020 của toàn ngành GTVT./.
Bài và ảnh: Trí Dũng