【soi kèo trận arsenal hôm nay】Năm 2015: Sẽ ban hành nhiều chính sách quản lý nợ công
Nợ công chưa bền vững
TheămSẽbanhànhnhiềuchínhsáchquảnlýnợcôsoi kèo trận arsenal hôm nayo ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN), Bộ Tài chính dự kiến đến cuối năm 2015 nợ công sẽ tiến sát giới hạn Quốc hội phê duyệt.
Ông Long cho biết, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững, việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn làm phát sinh rủi ro tái cấp vốn và tạo ra áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. Chi phí huy động vốn vẫn còn cao. Một số dự án đầu tư sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không trả được nợ, phải tái cơ cấu tài chính hoặc chuyển sang cơ chế nhà nước đầu tư vốn, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ. Sử dụng vốn vay còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ, có dự án hoàn thành nhưng không đạt được mục tiêu đề ra. Việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, bổ sung hợp đồng diễn ra khá phổ biến dẫn đến phải tăng vay nợ, gây áp lực gia tăng nợ công.
Trước thực trạng này, Cục QLN&TCĐN đã chỉ ra nguyên nhân khiến nợ công tăng là do áp lực tăng vay nợ cho đầu tư phát triển rất lớn. Thị trường vốn trong nước chưa phát triển nên phải huy động vốn ngắn hạn.
Việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay chủ yếu mới căn cứ vào đề xuất của các bộ, ngành và địa phương, chưa đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và cân đối với nguồn vốn đầu tư khác, chưa bám sát vào các hạn mức nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định mức vay phù hợp với khả năng trả nợ, chưa gắn trách nhiệm với người quyết định vay và người sử dụng có hiệu quả vốn vay. Việc kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, quyết toán và báo cáo thực hiện đối với vấn đề nợ công chưa được chú trọng đúng mức…
Giải “bài toán khó”
Ông Trương Hùng Long cho biết, hiện tại trách nhiệm của Bộ Tài chính là chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Quản lý nợ công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào quý III năm 2015; sớm ban hành Thông tư về quản lý tài sản bảo đảm đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và cho vay lại nguồn vốn vay của Chính phủ trong năm 2015; nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý cho vay lại đối với chính quyền địa phương, cơ chế đẩy mạnh cho vay lại thông qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2016.
Cũng theo ông Long, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, sửa đổi các Nghị định về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ theo hướng loại bỏ chính sách bảo lãnh chính phủ đối với các tổ chức tài chính, tín dụng để tập trung vào các dự án trọng điểm được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Bộ Tài chính cũng được giao rà soát Quyết định số 958/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, trình Chính phủ vào năm 2016. Nghiên cứu, xây dựng đề án về chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 - 2018, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào quý IV năm 2015.
Hiện Bộ Tài chính đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án chương trình trung hạn về trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường vốn quốc tế, nhằm tăng cường huy động vốn vay dài hạn để tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn, giảm chi phí, chủ động và đa dạng hóa hình thức vay cho đầu tư phát triển, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2015; đề án xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin để phục vụ theo dõi, giám sát và đánh giá bền vững về nợ công, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý IV năm 2015.
“Bộ Tài chính cũng phải thực hiện thẩm định chặt chẽ, đánh giá tác động của các khoản vay mới (chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và vốn vay của chính quyền địa phương) lên nợ công, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay, nhất là khả năng trả nợ trực tiếp của Chính phủ. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện đăng ký các khoản vay của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, đảm bảo trong giới hạn quy định…”, ông Long cho biết./.
Đức Minh